Skip to content
Một vài thông tin kỹ thuật và ứng dụng của cao su EPDM
Tư vấn

Một vài thông tin kỹ thuật và ứng dụng của cao su EPDM

Cao su EPDM là một loại vật liệu phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp với nhiều ứng dụng và đặc điểm kỹ thuật nổi bật như chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, chống thấm, chậm lão hóa,...

Cao su EPDM là gì?

Cao su EPDM (ethylene propylene diene monomer) là một loại cao su tổng hợp được tạo thành từ ethylene, propylene và diene monomers. Cấu trúc phân tử của nó có một liên kết đơn, với lớp nền hóa học đã bão hòa, điều này làm cho nó có thể chịu được điều kiện môi trường ngoài trời. Điều này bởi vì ozon và tia tử ngoại không thể phá vỡ được cấu trúc phân tử của nó như những loại cao su có liên kết đôi. 

Cao su EPDM
Cao su EPDM

Các tính chất của cao su EPDM

Ưu điểm lớn nhất của Cao su EPDM nằm ở khả năng chống chịu được thời tiết ngoài trời. Nó có khả năng chống mài mòn, chống tia tử ngoại và ozon, chậm quá trình lão hóa và có khả năng chống thấm nước rất tốt. Cao su EPDM cũng chịu được hơi nước, chống chất hóa học, bao gồm cả các chất lưỡng cực và có thể hoạt động được ở nhiệt độ từ -45°C lên đến 200°C mà không cần không khí. 

EPDM có tính đàn hồi, độ dẫn điện thấp và dễ dàng bám dính vào kim loại. Đây cũng là loại cao su linh hoạt, có khả năng dãn dài tới 600%. Ngoài ra, cao su EPDM còn có khả năng cách âm và giảm tiếng ồn tốt, đây cũng là một phần là lý do tại sao nó thường được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp ô tô.

Cao su EPDM còn được đặc trưng bởi nhiều đặc tính và khả năng chống chịu tốt đối với nhiều yếu tố như:

  • Nước nóng và hơi nước lên đến 150°C, và trong trường hợp của các vật liệu đặc biệt, có thể lên đến 180°C.
  • Dầu phanh gốc glycol lên đến 150 độ
  • Axit hữu cơ và vô cơ
  • Khoáng chất cơ bản: kali và natri, và các chất tẩy rửa
  • Dung dịch thủy lực gốc este photphat
  • Dầu và mỡ gốc silicone
  • Dung môi có tính phân cực như các keton, este và rượu
  • Skydrol - 500 và 7000
  • Tác động của ozon và tia UV
  • Lão hóa do thời tiết

Một điểm yếu điển hình của cao su EPDM là nó dễ tổn thương trước tác dụng của các dung môi, dầu hydrocarbon và một số loại dầu nhớt, có thể gây hỏng hoặc mài mòn. Ngoài ra, khác với silicone, loại cao su này không có khả năng chống cháy, và cũng không được khuyến nghị sử dụng trong ngành thực phẩm.

Cao su EPDM có thể được sử dụng trong bao lâu? 

Điều này phụ thuộc vào cách sử dụng cũng như điều kiện môi trường xung quanh khu vực lắp đặt loại cao su này. Khi liên tục phải hoạt động ở các giới hạn chống chịu của mình, chẳng hạn như về nhiệt độ, tuổi thọ của cao su EPDM sẽ giảm đáng kể. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách, các sản phẩm từ loại cao su này có thể tồn tại trong vài thập kỷ, ví dụ như mái nhà làm từ cao su EPDM có thể tồn tại từ 30-50 năm hoặc lớp chống thấm từ vật liệu này có thể được sử dụng trong vòng 20 năm. 

Thảm cao su EPDM có thể được sử dụng trong thời gian dài
Thảm cao su EPDM có thể được sử dụng trong thời gian dài

Cao su EPDM được sử dụng vào mục đích gì?

Cao su EPDM được sử dụng như một lựa chọn giá rẻ thay thế cao su silicone dùng cho các bộ phận hoặc vật dụng cần tiếp xúc nhiều với điều kiện ngoài trời, môi trường có độ ẩm, hoặc cần tiếp xúc với nhiệt hoặc điện. Loại cao su này cũng có thể được sử dụng làm mái nhà, lớp chống thấm, sàn cao su epdm,... Nó chủ yếu được sử dụng trong bốn ngành công nghiệp chính:

  • Ngành công nghiệp ô tô: Đây là ứng dụng phổ biến nhất của cao su EPDM, nhờ tính linh hoạt, đàn hồi và khả năng chống chịu với các điều kiện thời tiết. Bạn có thể tìm thấy loại cao su này trong các miếng đệm cửa ô tô, khung kín, keo dán, hệ thống phanh, dây và bó sợi cáp. Nó cũng được kết hợp với các vật liệu khác để tạo ra các mảng gia cố, thanh đệm và gầm xe hơi.
  • Ngành công nghiệp khác: Cao su EPDM được ứng dụng trong đa dạng các ngành công nghiệp nhờ tính cách điện và khả năng chống thấm nước, cũng như tính linh hoạt và độ đàn hồi tốt. Cao su EPDM có thể được tìm thấy trong các bộ phận như vòng O hệ thống nước, ống và phớt, các bộ phận cách điện và kết nối cho dây cáp. Nó cũng tồn tại dưới dạng bìa tang két, màng tràng, lỗ thông và băng tải.
  • Ngành xây dựng: Nhờ khả năng cách điện, chống thời tiết và chống thấm nước, mái nhà và sân chơi trẻ em EPDM là những ứng dụng phổ biến của cao su EPDM. Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng cho keo dán, đường nối, keo kín cửa garage, lớp chống thấm hồ bơi và bể nước, lớp phủ chống thấm cho mái nhà bitum. Thậm chí, cao su EPDM còn được sử dụng trên mái xe RV. 
Thảm cao su EPDM cho sân chơi trẻ em
Thảm cao su EPDM cho sân chơi trẻ em
  • Ngành HVAC (Hệ thống điều hòa không khí và thông gió): Trong ngành này, cao su EPDM được sử dụng dưới dạng lỗ thông, ống, phớt, keo dán kín và cách nhiệt, nhờ khả năng chống thời tiết và chịu được các mức nhiệt khắc nghiệt.

Giá thành sản phẩm cao su EPDM

Tùy thuộc vào chất lượng, độ dày và công đoạn gia công của từng loại sản phẩm mà chi phí cho mỗi loại sản phẩm từ cao su EPDM sẽ là khác nhau. Ví dụ, với sân hạt cao su EPDM cho trẻ em sẽ có giá thành như sau:

  • Sân hạt cao su EPMD dày 2cm: 850.000 – 1.000.0000 VND/m2 
  • Sân hạt cao su EPMD dày 3cm: 1.200.000  – 1.400.0000 VND/m2
  • Sân hạt cao su EPMD dày 5cm: 1.500.000  – 1.700.0000 VND/m2

Hoặc với sản phẩm thảm cao su EPDM dành cho phòng gym, chi phí sẽ nằm trong khoảng từ 250.000 VND/m2 đến 475.000 VND/m2 tùy chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, khi đặt mua các sản phẩm này, bạn nên tính toán đến cả những loại chi phí khác như chi phí thi công, chi phí vận chuyển,...

 

Lược dịch từ thomasnet.compowerrubber.com

5/5 (2 bầu chọn)

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ