Thành phần hóa học của thảm cao su và vinyl
Hiểu về thành phần hóa học của thảm sẽ giúp ích khi bạn lựa chọn loại thảm trải sàn. Cả thảm cao su và thảm vinyl đều có thành phần hóa học khác biệt, tạo nên đặc tính và hiệu suất của chúng.
Thảm cao su
Thảm cao su được làm từ cao su tự nhiên hoặc cao su tổng hợp, có nguồn gốc từ hóa dầu. Cao su tự nhiên được thu hoạch từ nhựa cây cao su, còn cao su tổng hợp được sản xuất thông qua quá trình hóa học. Các thành phần chính của thảm cao su bao gồm:
- Cao su tự nhiên (dành cho thảm cao su tự nhiên): Có nguồn gốc từ mủ cây cao su mang lại độ bền và tính đàn hồi cho bề mặt thảm. Thảm cao su tự nhiên được biết đến với tính bền vững và khả năng phân hủy sinh học.
- Cao su tổng hợp (dành cho thảm cao su tổng hợp): Được làm từ hợp chất gốc dầu mỏ, cao su tổng hợp giúp tăng cường độ bền và khả năng chống chịu của mặt thảm. Thường được sử dụng kết hợp với cao su tự nhiên để đạt được các đặc tính cụ thể.
- Chất độn và chất phụ gia: Nhà sản xuất thường thêm nhiều loại chất độn và chất phụ gia khác nhau khi sản xuất thảm cao su để tăng cường một số đặc tính của chúng. Các chất độn và chất phụ gia bao gồm các vật liệu như muội than để ổn định màu sắc, chất độn khoáng để gia cố và chất xúc tác đóng rắn để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu hóa, giúp cao su có tính đàn hồi.
- Sắc tố màu: Sàn cao su có nhiều màu sắc khác nhau nhờ sử dụng sắc tố trong quá trình sản xuất, đáp ứng sở thích thẩm mỹ hoặc yêu cầu thiết kế đa dạng.
Thảm vinyl
Thảm vinyl được cấu tạo từ polyvinyl clorua (PVC) - một loại nhựa tổng hợp. Thành phần hóa học của thảm vinyl bao gồm:
- Polyvinyl Clorua (PVC): Đây là thành phần chính của thảm vinyl. PVC là một loại nhựa đa năng được biết đến với độ bền và khả năng chống ẩm tốt. Thảm PVC được làm từ clo và ethylene, cả hai đều có nguồn gốc từ khí tự nhiên hoặc dầu mỏ.
- Chất hóa dẻo: Nhà sản xuất thêm chất hóa dẻo vào quy trình sản xuất thảm vinyl để mang lại tính linh hoạt và độ dẻo cho thảm vinyl. Các chất làm dẻo phổ biến bao gồm phthalate, tuy nhiên chất này gây lo ngại về môi trường và sức khỏe do độc tính tiềm tàng của chúng. Một số nhà sản xuất thảm vinyl đã sản xuất loại thảm không chứa phthalate cho những người lo ngại về các chất phụ gia này.
- Chất ổn định: Chất ổn định được thêm vào thảm để làm chậm quá trình hao mòn do tiếp xúc với nhiệt và tia cực tím (UV) sau khi thi công thảm vinyl. Những chất phụ gia này góp phần kéo dài tuổi thọ và độ ổn định của thảm vinyl.
- Lớp in và lớp mài mòn: Thảm vinyl thường có lớp in mô phỏng lại bề mặt của các vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc đá. Lớp chống mài mòn thường được làm bằng nhựa PVC trong, mang lại khả năng chống trầy xước, vết bẩn và mài mòn.
Ưu điểm của thảm cao su
Độ bền
Một trong những ưu điểm chính của sàn cao su là độ bền vượt trội. Cao su vốn có tính đàn hồi, giúp nó có khả năng chống mài mòn, chịu va đập mạnh. Đặc tính này giúp thảm cao su duy trì được chất lượng và hình dáng trong thời gian dài, được ứng dụng phổ biến làm thảm cao su vận động.
Tiện nghi và an toàn
Thảm cao su tạo cảm giác đệm dưới chân người đi, phù hợp với những không gian cần sự thoải mái, chẳng hạn như làm thảm cao su phòng gym, phòng tập thể dục tại nhà hoặc khu vui chơi. Ngoài ra, tính chống trơn trượt tự nhiên của cao su mang lại sự an toàn cho người dùng, đặc biệt là những khu vực dễ bị đổ nước hoặc ẩm ướt.
Hấp thụ tiếng ồn
Thảm cao su có đặc tính hấp thụ âm thanh tốt, giảm tiếng ồn trong môi trường bận rộn, nhiều người qua lại hoặc nói chuyện. Ưu điểm này khiến thảm cao su là lựa chọn ưa thích của các nhà thầu thi công không gian thương mại, văn phòng hoặc khu dân cư nơi ưu tiên sự yên tĩnh.
Dễ bảo dưỡng
Thảm cao su dễ làm sạch và bảo dưỡng. Thảm cao su chống bám bẩn, có thể được quét, hút bụi hoặc lau một cách dễ dàng, phù hợp cho các gia đình bận rộn hoặc không gian thương mại.
Nhược điểm của sàn cao su
Chi phí
Mặc dù chi phí ban đầu của thảm cao su có thể cao hơn một số loại thảm lát sàn khác nhưng xét về lâu dài thì mức chi phí này là xứng đáng với lợi ích mà người dùng nhận được. Tuy nhiên, đối với những người có ngân sách eo hẹp, đây có thể là một yếu tố cần cân nhắc.
Ưu điểm của thảm vinyl
Chi phí
Thi công thảm vinyl có mức chi phí thấp hơn so với thảm cao su. Đối với những người đang tìm kiếm loại thảm tiết kiệm chi phí thì thi công thảm vinyl sẽ là lựa chọn phù hợp hơn.
Kiểu dáng đa dạng
Thảm vinyl có nhiều lựa chọn thiết kế về màu sắc, bao gồm các mẫu thảm mô phỏng lại các vật liệu tự nhiên như gỗ hoặc đá, khiến thảm vinyl có thể đáp ứng linh hoạt nhiều yêu cầu về thẩm mỹ và thiết kế khác nhau.
Không thấm nước
Thảm vinyl có khả năng chống ẩm nên thường được lắp đặt tại phòng tắm, nhà bếp và các khu vực khác dễ bị đổ nước khác.
Nhược điểm của thảm Vinyl
Độ bền hạn chế ở khu vực có lưu lượng người qua lại cao
Mặc dù có độ bền cao nhưng thảm vinyl vẫn có thể có dấu hiệu hao mòn trong thời gian ngắn ở những khu vực có nhiều người qua lại. Đồ nội thất nặng hoặc việc đi lại thường xuyên có thể dẫn đến mặt thảm bị trầy xước, móp méo và tuổi thọ ngắn hơn so với thảm cao su.
Vấn đề môi trường và rủi ro sức khỏe
Việc sản xuất, thi công thảm vinyl và xử lý sau sử dụng có thể tác động tiêu cực đến môi trường. Một số lựa chọn thảm vinyl có thể chứa các hóa chất độc hại như phthalates, hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) và formaldehyde. Những hóa chất này có thể góp phần gây ô nhiễm không khí trong nhà, gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người mắc bệnh về đường hô hấp.
Không phân hủy sinh học
Hầu hết thảm vinyl không có khả năng phân hủy sinh học, lượng thảm vinyl có tính bền vững chưa thực sự phổ biến và sẵn có trên thị trường. Việc xử lý thảm vinyl khi hết vòng đời có thể góp phần gây ra các vấn đề về môi trường do thời gian phân hủy tại các bãi chôn lấp thường rất dài.
Dễ thay đổi nhiệt độ
Biến động nhiệt độ môi trường có thể ảnh hưởng đến độ ổn định của thảm vinyl. Ở những khu vực có nhiệt độ thay đổi nhanh hoặc liên tục tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, thảm vinyl có thể bị giãn nở hoặc co lại, dẫn đến các hiện tượng như biến dạng hoặc cong vênh.
Nguồn tham khảo: rubberflooring4u.com