Hiện nay, nhiều người đã bắt đầu chú trọng đến các vấn đề phát triển bền vững. Từ việc tái chế chai nhựa đến việc mua sắm bằng túi đựng thực phẩm có thể sử dụng lại.
Nếu bạn có sân cỏ nhân tạo và không còn muốn sử dụng, bạn hoàn toàn có thể góp phần bảo vệ môi trường bằng cách tái chế thảm cỏ nhân tạo của bạn. Khi thị trường cho loại vật liệu này tiếp tục phát triển, cũng xuất hiện nhiều cách sáng tạo để tái chế nó.
Cỏ nhân tạo có thể tái chế được không?
Trước đây, cỏ nhân tạo được coi là sản phẩm chỉ có thể vứt đi sau khi sử dụng và không thể tái chế được. Tuy nhiên, theo thời gian, khi vấn đề bảo vệ môi trường càng ngày càng được chú trọng, người sản xuất đã bắt đầu sử dụng các loại nguyên liệu “xanh” hơn để tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và giành được cảm tình của khách hàng.
Bên cạnh đó, công nghệ tái chế cũng ngày càng phát triển khiến số lượng các loại sản phẩm có thể được tái chế cũng ngày càng tăng, trong đó bao gồm cả các loại cỏ nhân tạo. Tuy nhiên, có thể nói rằng việc tái chế các vật liệu cỏ nhân tạo cũng không đơn giản như việc tái chế các sản phẩm khác như lon thiếc hay chai nhựa.
Khó khăn khi tái chế cỏ nhân tạo
Cỏ nhân tạo có thể là một giải pháp bền vững hơn cỏ thật với các ứng dụng như cỏ nhân tạo sân vườn, cỏ nhân tạo sân bóng hoặc dùng trong thi công sân thể thao và các công trình công cộng và các ứng dụng trong gia đình. Cỏ nhân tạo đòi hỏi ít bảo dưỡng hơn và không cần phải tưới nước thường xuyên.
Tuy nhiên, với tuổi thọ chỉ từ năm đến mười năm, vòng đời của những sản phẩm này được coi là khá ngắn so với nhu cầu người dùng. Cỏ nhân tạo thường được sử dụng cho các ứng dụng có độ mòn cao như sân thể thao và cơ sở đào tạo, nơi chất lượng cơ sở vật chất rất được quan tâm.
Cỏ nhân tạo chỉ được tái chế hiệu quả khi được tách riêng các loại nhựa khác nhau được sử dụng trong sản phẩm. Những loại nhựa này có độ nhớt và nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Mặc dù hầu hết cỏ nhân tạo được làm từ các vật liệu nhựa như polypropylene, polyethylene, latex và polyurethane, tất cả đều là những vật liệu có thể tái chế dễ dàng nhưng các thảm cỏ nhân tạo cũng chứa chất độn (chất đệm). Các vật liệu được sử dụng để làm chất độn, như cát, rất khó tách riêng khỏi các thành phần có thể tái chế của cỏ nhân tạo.
Vấn đề của quá trình tái chế nằm ở việc phải tách rời tất cả các vật liệu được sử dụng để tạo nên cỏ nhân tạo để chúng có thể được tái chế đúng cách. Vì lý do đó, người ta thường chọn trực tiếp ném cỏ nhân tạo vào khu đổ rác để giảm sự phức tạp và ít tốn kém hơn. Có lẽ đó là lý do khiến nhiều người đã tin rằng vật liệu trang trí này không thể tái chế được trong suốt một thời gian dài.
Một số công ty tái chế cỏ nhân tạo sử dụng phương pháp xử lý rác cơ học. Ví dụ, ReMark sử dụng không khí, sàng, bàn phân loại và trọng lực để phân giải cỏ nhân tạo thành các loại nhựa thành phần. Một số cơ sở cũng tái chế cỏ nhân tạo bằng cách chuyển đổi nó thành hạt và sử dụng chúng làm chất độn khi thi công cỏ nhân tạo mới hoặc dải trên các con đường nhất định.
Ngoài ra, mặc dù hiện nay đã có nhiều phương pháp tái chế cỏ nhân tạo nhưng sự thật là: mặc dù có nhiều loại thiết bị đã được chế tạo để xử lý các vật liệu được sử dụng trong cỏ nhân tạo và tái chế chúng nhưng sự sẵn có của những thiết bị này vẫn rất hạn chế do cấu trúc mạnh mẽ của cỏ nhân tạo đòi hỏi cần áp dụng phương pháp xử lý rác độc đáo và đắt tiền khiến việc tái chế cỏ nhân tạo còn gặp nhiều khó khăn.
Cách tái chế cỏ nhân tạo
Hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Do đó, nhiều tiến bộ trong công nghệ đã được phát triển giúp đơn giản hóa quá trình tái chế cỏ nhân tạo. Trên thực tế, có nhiều công ty chuyên nghiệp đã cam kết tái chế các vật liệu nhân tạo này.
Các công ty này đã phát triển các hệ thống giúp tái chế các thành phần của cỏ nhân tạo một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình tái chế, các thảm cỏ được tách rời, xử lý và sau đó chúng được tái chế theo cách hiệu quả nhất. Các vật liệu có thể tái chế sau đó được chuyển đổi thành nguyên liệu thô, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm mới. Ví dụ, sau khi nhựa được tách ra khỏi cỏ nhân tạo, chúng có thể trải qua quy trình gọi là 're-pelletizing' (tạo hạt).
Trong quá trình này, nhựa trong cỏ nhân tạo được cắt, nóng chảy và sau đó được tạo thành dạng viên bi, được sử dụng để tạo ra nhiều loại vật liệu nhựa khác. Trên thực tế, một số sản phẩm cỏ nhân tạo tái chế được chuyển đổi thành các loại thảm.
Tình huống của một số đơn vị “tái chế”
Nếu bạn đang cố gắng tuân theo các hướng dẫn bảo vệ môi trường và muốn tái chế thảm cỏ nhân tạo của mình, bạn sẽ cần chọn đúng công ty tái chế để xử lý thảm cỏ của mình. Tuy nhiên, có nhiều công ty cho biết rằng họ thực hiện tái chế cỏ nhân tạo nhưng thực tế, họ chỉ bán cỏ nhân tạo cũ cho người dùng với giá thanh lý. Mặc dù một số người có thể coi đây là việc tái chế vì các sản phẩm này được tiếp tục sử dụng, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Trường hợp như trên có thể tạm coi là tái sử dụng, tuy nhiên về góc độ môi trường thì việc tiếp tục sử dụng các sản phẩm cỏ nhân tạo cũ sẽ gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến hạt vi nhựa hoặc vấn đề thoát nước.
Ngoài ra, cũng không thể chắc chắn rằng người chủ tiếp theo của thảm cỏ sẽ muốn tái chế sản phẩm này.
Tương lai của việc tái chế cỏ nhân tạo
Trong bối cảnh công nghệ đang không ngừng phát triển, tương lai của việc tái chế cỏ nhân tạo rất được quan tâm và có triển vọng. Khi công nghệ tiếp tục tiến bộ, việc ứng dụng các loại nguyên liệu thân thiện với môi trường vào quá trình sản xuất cỏ nhân tạo sẽ tiếp tục phát triển, đồng thời việc sản xuất các thiết bị phục vụ quá trình tái chế cỏ nhân tạo sẽ được chú trọng và mở rộng hơn.
Khi chúng ta nhìn vào năm 2030, viễn cảnh của ngành công nghiệp cỏ nhân tạo đã và đang trải qua sự chuyển động tích cực, nơi các phương pháp tái chế có trách nhiệm với môi trường không chỉ được khuyến khích mà còn trở thành một phần quan trọng của ngành công nghiệp này. Một trong những sự thay đổi quan trọng là việc loại bỏ hạt vi nhựa cỏ nhân tạo. Sự thay đổi đột phá này bắt nguồn từ sự tiến bộ cả trong quá trình sản xuất, tái chế và bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo.
Một trong những ý tưởng đã được đề xuất về việc sử dụng cỏ nhân tạo là thỏa thuận cho người dùng thuê cỏ và sau thời gian sử dụng, đơn vị sản xuất sẽ lấy lại các lớp cỏ cũ để tái chế làm nguyên liệu cho các sản phẩm cỏ nhân tạo mới, giúp tối ưu hóa vòng đời của thảm cỏ nhân tạo.
Tái sử dụng cỏ nhân tạo
Tái sử dụng cỏ nhân tạo là một xu hướng ngày càng phổ biến, đóng góp vào sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Một trong những ưu điểm lớn nhất của việc tái sử dụng cỏ nhân tạo là giảm áp lực đặt ra cho nguồn tài nguyên tự nhiên và các loại vật liệu nhân tạo khác.
Không chỉ vậy, việc tái sử dụng cỏ nhân tạo còn đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng rác thải nhựa. Quá trình tái chế cỏ nhân tạo cũng chỉ có thể tái sử dụng một phần nguyên liệu làm cỏ và vẫn phải vứt bỏ một phần của chúng. Trong khi đó, tái sử dụng cỏ nhân tạo có thể sử dụng lại hoàn toàn cả thảm cỏ đó, giúp giảm lượng rác thải nhựa bị đẩy ra môi trường. Đồng thời, việc tái sử dụng cỏ nhân tạo còn hạn chế việc sử dụng hóa chất và năng lượng.
Mặc dù việc tái sử dụng cỏ nhân tạo không được coi là tái chế, nhưng đó chắc chắn là một lựa chọn tốt hơn việc vứt những sản phẩm này trực tiếp vào bãi rác. Có nhiều cách khác nhau để tái sử dụng cỏ nhân tạo. Một số lựa chọn phổ biến nhất bao gồm:
Làm nền cho nhiều khu vực
Một trong những cách phổ biến nhất để tái sử dụng cỏ nhân tạo là sử dụng chúng làm nền cho các khu vực đa dạng. Cỏ nhân tạo cũ có thể làm nền cho các khu vực chạy, khu vực dành riêng cho chó hoặc làm cỏ sân tập golf, cỏ sân bóng. Đây không chỉ là cách hiệu quả về chi phí mà còn giúp giảm áp lực đặt lên môi trường nhờ tái sử dụng vật liệu.
Ngoài ra, cỏ nhân tạo có thể được tái sử dụng để trải nền cho các khu vực ven sân chơi thể thao. Điều này không chỉ giúp giữ cho sân chơi được bảo quản tốt hơn mà còn giảm thiểu mức độ xói mòn của mặt sân. Những khu vực ven sân đua, sân bóng đá cỡ nhỏ hay sân quần vợt thường sử dụng cỏ nhân tạo cũ để trải nền.
Đặt tại một số khu vực nhất định để kiểm soát sự xói mòn
Cỏ nhân tạo cũ cũng có thể được sử dụng như một vật liệu chống xói mòn. Bạn có thể cố định chúng ở những khu vực cụ thể để kiểm soát sự xói mòn vào mùa mưa hoặc những khu vực thường xuyên chịu các tác động của thời tiết. Điều này đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ địa hình và duy trì sự xanh tươi của các khu vực công cộng. Việc tái sử dụng cỏ nhân tạo giúp duy trì tính thẩm mỹ và chức năng của các khu vực này.
Làm nền cho chuồng động vật tại sở thú hoặc các tổ chức cứu hộ động vật
Cỏ nhân tạo cũng có thể được tái sử dụng để làm nền cho chuồng động vật tại các sở thú hoặc tại các tổ chức cứu hộ động vật. Sự mềm mại và thoải mái của cỏ nhân tạo không chỉ tạo môi trường thuận lợi cho động vật mà còn giảm áp lực đặt lên tổ chức về chi phí duy trì.
Lược dịch từ artificialgreens.org