Skip to content
Tại sao cần giữ gìn sàn tĩnh điện luôn sạch sẽ?
Tư vấn

Tại sao cần giữ gìn sàn tĩnh điện luôn sạch sẽ?

Giữ sàn tĩnh điện sạch sẽ giúp đảm bảo hiệu quả dẫn điện của sàn, đồng thời giữ không gian vệ sinh và an toàn, từ đó kéo dài tuổi thọ của sàn.

Đôi nét về sàn tĩnh điện

Sàn tĩnh điện là một loại sàn chuyên dụng được thiết kế để kiểm soát và phân tán tĩnh điện nhằm ngăn ngừa các sự cố do phóng tĩnh điện (ESD). Loại sàn này thường được sử dụng trong các môi trường dễ tích tụ tĩnh điện như nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, phòng máy chủ (server),phòng sạch hoặc khu vực lắp ráp thiết bị công nghệ cao.

Sàn tĩnh điện được làm từ các vật liệu có tính dẫn điện hoặc phân tán tĩnh điện như thảm cao su, vinyl và được nối đất để tạo ra một đường dẫn an toàn cho điện tích tĩnh truyền xuống đất. Điều này giúp ngăn chặn sự tích tụ điện tích có thể làm hỏng vi mạch, bo mạch hoặc gây nguy hiểm trong môi trường sản xuất.

Tuy nhiên, hiệu quả của sàn tĩnh điện không phải lúc nào cũng là 100%. Nếu bề mặt sàn bị bám bụi bẩn, đất hoặc các chất bẩn khác, chúng có thể làm cản trở quá trình dẫn điện, khiến sàn mất đi chức năng chống tĩnh điện. Điều này làm tăng nguy cơ xảy ra các sự cố liên quan đến tĩnh điện, gây thiệt hại đến thiết bị và sản phẩm. Vì vậy, giữ gìn sàn tĩnh điện sạch sẽ là một công việc quan trọng để đảm bảo hiệu suất của nó.

Tại sao cần giữ gìn sàn tĩnh điện luôn sạch sẽ?

Đảm bảo hiệu quả dẫn tĩnh điện và bảo vệ thiết bị

Sàn tĩnh điện hoạt động bằng cách phân tán điện tích xuống đất, ngăn chặn các sự cố phóng tĩnh điện có thể làm hỏng vi mạch hoặc gây gián đoạn hệ thống. Tuy nhiên, bụi bẩn và tạp chất có thể cản trở khả năng dẫn điện của sàn, làm giảm hiệu quả kiểm soát tĩnh điện và gia tăng nguy cơ hỏng hóc thiết bị.

Mang lại không gian an toàn, sạch sẽ, hợp thẩm mỹ

Sàn bẩn có thể chứa vi khuẩn, nấm mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt với thảm phòng sạch hoặc nhà máy sản xuất linh kiện điện tử. Không gian làm việc gọn gàng, sạch sẽ cũng giúp nâng cao tính thẩm mỹ của không gian, đặc biệt mang tới hình ảnh chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp.

Tăng tuổi thọ sàn tĩnh điện

Khi không được vệ sinh đúng cách, bụi và hóa chất có thể ăn mòn bề mặt sàn, làm giảm độ bền và hiệu suất chống tĩnh điện dần dần theo thời gian. Vệ sinh và kiểm tra thường xuyên giúp sàn luôn ở trạng thái tốt và kéo dài thời gian sử dụng, giảm chi phí sửa chữa và thay thế.

Một số lưu ý khi vệ sinh sàn tĩnh điện

Sử dụng chất tẩy rửa phù hợp

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi vệ sinh sàn tĩnh điện là lựa chọn đúng loại chất tẩy rửa. Sàn tĩnh điện rất nhạy cảm với các hóa chất có độ pH quá cao hoặc quá thấp, vì vậy nên sử dụng dung dịch tẩy rửa có độ pH trung tính để tránh làm ảnh hưởng đến khả năng dẫn điện của sàn.

Khi chọn chất tẩy rửa, cần kiểm tra xem nó có tương thích với vật liệu sàn hay không. Hầu hết các loại chất tẩy rửa chuyên dụng cho sàn tĩnh điện đều phù hợp với sàn vinyl hoặc cao su do đây là hai loại vật liệu sàn phổ biến nhất. Ngoài ra, cũng cần xem xét liệu sản phẩm đã sẵn sàng để sử dụng hay cần pha loãng theo tỷ lệ nhất định. Sử dụng sai nồng độ có thể làm giảm hiệu quả làm sạch hoặc gây ảnh hưởng đến lớp bề mặt sàn.

Tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm tẩy rửa gia dụng thông thường (nước rửa bát, bột giặt,...) vì chúng có thể để lại một lớp cặn trên bề mặt sàn. Lớp cặn này có thể làm gián đoạn khả năng phân tán tĩnh điện, khiến sàn mất đi hiệu quả bảo vệ thiết bị.

Tránh sử dụng các công cụ làm sạch có tính mài mòn

Bạn nên tránh sử dụng các dụng cụ vệ sinh cứng như xơ sắt, chổi cứng, bàn chải sợi to,... vì những dụng cụ này có thể làm xước hoặc hỏng mặt sàn. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chổi lau nhà, khăn vải,... hoặc các công cụ có bề mặt mềm hơn.

Tránh sử dụng các công cụ làm sạch có tính mài mòn
Tránh sử dụng các công cụ làm sạch có tính mài mòn

Thực hiện vệ sinh thường xuyên

Vệ sinh sàn tĩnh điện thường xuyên là công việc cần thiết để duy trì hiệu quả chống tĩnh điện của sàn và đảm bảo an toàn cho thiết bị. Bụi bẩn và mảnh vụn tích tụ trên bề mặt sàn có thể làm cản trở quá trình dẫn điện của sàn, làm giảm hiệu suất phân tán tĩnh điện. Nếu mặt sàn lâu ngày không được quét dọn và vệ sinh, bụi bẩn có thể hình thành nhiều lớp, làm tăng nguy cơ tích tụ tĩnh điện trên sàn và không thoát đi được. Do đó, để tránh tình trạng này, cần quét sàn đều đặn, đặc biệt ở khu vực có nhiều người qua lại.

Bên cạnh đó, cần lưu ý không làm ướt sàn quá mức khi vệ sinh. Nếu nước thấm vào các điểm kết nối nối đất, đặc biệt là các ổ cắm hoặc hệ thống dây dẫn, có thể gây ra tình trạng chập điện nguy hiểm. Vì vậy, hãy sử dụng lượng nước vừa đủ và lau khô sàn sau khi vệ sinh để duy trì hiệu suất chống tĩnh điện tối ưu.

Xử lý ngay các vết đổ và vết bẩn

Khi chất lỏng hoặc các chất bẩn khác bị đổ trên sàn, nếu không được lau dọn ngay, chúng có thể thấm vào lớp vật liệu, làm suy yếu cấu trúc sàn và ảnh hưởng đến khả năng phân tán tĩnh điện. Trong một số trường hợp, vết đổ để lâu có thể làm mặt sàn bị phồng rộp hoặc làm hỏng lớp phủ bảo vệ, dẫn đến giảm tuổi thọ sàn.

Một số vết bẩn có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách lau bằng nước sạch hoặc thấm bằng khăn khô. Tuy nhiên, nếu làm đổ hóa chất hoặc dầu ra sàn tĩnh điện, cần đặc biệt cẩn trọng và vệ sinh ngay để tránh để lại vết hằn hoặc làm hỏng sàn.

Một số biện pháp bảo vệ mặt sàn tĩnh điện

Ngoài việc vệ sinh đúng cách, cần áp dụng các biện pháp bảo vệ bổ sung để đảm bảo sàn tĩnh điện luôn hoạt động hiệu quả và có tuổi thọ lâu dài. Bạn có thể làm theo một số biện pháp dưới đây:

Thực hiện bảo dưỡng phòng ngừa
Lau sàn hàng ngày, hút bụi thường xuyên và sử dụng thảm chùi chân ở lối vào giúp giảm bụi bẩn bám vào mặt sàn, tránh ảnh hưởng đến khả năng phân tán tĩnh điện của sàn. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng giày hoặc bao giày chống tĩnh điện tại lối đi vào khu vực sàn tĩnh điện. Ngoài ra, người sử dụng cũng cần được hướng dẫn về các biện pháp bảo vệ sàn, chẳng hạn như tránh kéo lê vật nặng hoặc làm đổ hóa chất lên bề mặt sàn.

Hạn chế tác động vật lý lên sàn
Mặc dù sàn tĩnh điện có độ bền cao và chịu lực tốt nhưng việc kéo lê máy móc hoặc đồ đạc nặng có thể gây trầy xước hoặc làm hằn bề mặt sàn. Khi cần di chuyển vật nặng, nên sử dụng xe đẩy có bánh cao su mềm hoặc lót bảo vệ dưới chân đồ vật để tránh làm hỏng lớp phủ sàn.

Duy trì độ ẩm không khí ổn định
Độ ẩm thấp có thể làm tăng nguy cơ tích tụ tĩnh điện, trong khi độ ẩm cao có thể ảnh hưởng đến độ bền của sàn. Do đó, nên duy trì độ ẩm không khí trong khoảng 40-60% để đảm bảo sàn hoạt động tốt nhất.

Kiểm tra và bảo trì định kỳ
Nên thường xuyên kiểm tra khả năng chống tĩnh điện của sàn bằng thiết bị đo điện trở bề mặt. Nếu phát hiện dấu hiệu hư hỏng như bong tróc, trầy xước nghiêm trọng hoặc mất khả năng dẫn điện, cần tiến hành sửa chữa kịp thời để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Với các hư hỏng nặng, bạn nên liên hệ với đơn vị thi công sàn tĩnh điện ban đầu để được bảo hành (nếu còn hạn) và hỗ trợ sửa chữa.

5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ