Skip to content
Chi phí thi công sàn tĩnh điện bao gồm những yếu tố nào?
Tư vấn

Chi phí thi công sàn tĩnh điện bao gồm những yếu tố nào?

Sàn tĩnh điện là giải pháp quan trọng trong các môi trường yêu cầu kiểm soát tĩnh điện như phòng server, nhà máy sản xuất linh kiện điện tử, phòng thí nghiệm hay bệnh viện. Việc lắp đặt sàn tĩnh điện không chỉ giúp bảo vệ thiết bị nhạy cảm mà còn đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Tuy nhiên, khi lên kế hoạch thi công sàn tĩnh điện, chi phí luôn là một yếu tố cần cân nhắc. Giá thành có thể dao động tùy theo loại sàn, diện tích lắp đặt, chi phí nhân công và nhiều yếu tố khác. Chẳng hạn, một nhà máy sản xuất linh kiện có diện tích lớn sẽ có mức đầu tư khác so với một phòng điều khiển trung tâm chỉ vài chục mét vuông.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công sàn tĩnh điện

Loại vật liệu thi công sàn

Hiện sàn tĩnh điện có 2 loại phổ biến nhất, bao gồm:

Sàn PVC tĩnh điện

Đây là loại sàn được làm từ nhựa PVC có khả năng dẫn điện và chống tĩnh điện hiệu quả. Sàn PVC tĩnh điện có giá thành tương đối thấp, dễ thi công, phù hợp với các nhà máy sản xuất linh kiện, phòng sạch, phòng thí nghiệm. Tuy nhiên không bền bằng sàn nâng tĩnh điện.

Chi phí tham khảo: Dao động từ 250.000 – 600.000 VNĐ/m² chưa bao gồm keo và các phụ kiện khác.

Sàn nâng tĩnh điện

Hệ thống sàn nâng công nghiệp tĩnh điện gồm các tấm sàn có lõi thép hoặc xi măng, đặt trên khung nâng tạo khoảng trống bên dưới để đi dây cáp và hệ thống kỹ thuật. Loại sàn này có khả năng chịu tải trọng lớn, dễ bảo trì hệ thống dây cáp dưới sàn, phù hợp cho phòng server, trung tâm dữ liệu, phòng điều khiển nhà máy. Nhược điểm là chi phí cao, thi công phức tạp.

Chi phí tham khảo: 800.000 – 2.500.000 VNĐ/m² tùy vào vật liệu lõi và độ dày.

Diện tích thi công

Diện tích thi công là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí lắp đặt sàn tĩnh điện. Thông thường, diện tích càng lớn thì giá trên mỗi mét vuông có thể giảm, do tối ưu được chi phí vật liệu, vận chuyển và nhân công.

Khi thi công trên diện tích nhỏ (ví dụ như công trình bằng hoặc nhỏ 50m²),giá thành có thể cao hơn do các nhà cung cấp phải tính thêm chi phí vận chuyển và hao hụt vật liệu. Với công trình lớn (chẳng hạn như công trình trên 500m²),các nhà thầu thường có chính sách giá tốt hơn do đặt hàng số lượng lớn, giảm giá vận chuyển và tối ưu nhân công. Thi công diện tích lớn sẽ giúp giảm chi phí nhân công trên mỗi mét vuông.

Từ đó, nếu có thể, hãy thi công một lần trên diện tích lớn thay vì chia nhỏ nhiều đợt. Trao đổi với đơn vị thi công về chính sách chiết khấu theo diện tích để có mức giá tốt nhất. Đồng thời, cân nhắc sử dụng vật liệu phù hợp để tối ưu ngân sách mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Chi phí nhân công

Chi phí nhân công cũng chiếm một phần không nhỏ trong tổng chi phí thi công sàn tĩnh điện. Mức giá này có thể thay đổi tùy theo loại sàn, mức độ phức tạp của công trình và khu vực thi công. Công trình lớn sẽ có giá nhân công rẻ hơn tính trên mỗi m² nhờ tối ưu được thời gian và số lượng nhân lực.

Ngoài ra, thời gian thi công yêu cầu cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí nhân công, công trình cần hoàn thành gấp sẽ có giá nhân công cao hơn do thợ thi công sẽ phải làm việc cường độ cao hơn để kịp tiến độ yêu cầu.

Để tối ưu chi phí nhân công thi công sàn tĩnh điện, bạn nên chọn nhà thầu chuyên nghiệp và có kinh nghiệm vì những đơn vị này thường thi công nhanh hơn, hạn chế lỗi sai, từ đó rút ngắn thời gian thi công và chi phí phát sinh. Đồng thời cũng cần tránh thay đổi thiết kế giữa chừng làm tăng khối lượng công việc. Nếu công trình có nhiều hạng mục, hãy lên kế hoạch đồng bộ để tiết kiệm nhân công.

Hệ thống tiếp địa và phụ kiện khác

Hệ thống tiếp địa và các phụ kiện đi kèm đóng vai trò cốt lõi trong việc đảm bảo khả năng chống tĩnh điện của sàn. Sàn tĩnh điện không chỉ yêu cầu bề mặt chống tĩnh điện mà còn cần có hệ thống tiếp địa hiệu quả để dẫn điện tích ra khỏi khu vực thi công, giúp bảo vệ thiết bị và con người.

Hệ thống tiếp địa bao gồm các thành phần chính:

  • Cáp đồng tiếp địa: Dẫn điện tích từ bề mặt sàn xuống hệ thống tiếp địa. Loại dây thường dùng là dây đồng trần hoặc dây đồng bọc cách điện.
  • Thanh đồng tiếp đất: Kết nối với hệ thống tiếp địa của tòa nhà để đảm bảo dòng điện tích tĩnh được xả một cách an toàn.
  • Cọc tiếp địa: Được chôn dưới đất để dẫn điện tích từ sàn vào lòng đất.
    Các thành phần của hệ thống tiếp địa
    Các thành phần của hệ thống tiếp địa

Bên cạnh hệ thống tiếp địa, việc thi công sàn tĩnh điện còn cần các phụ kiện hỗ trợ như:

  • Keo dẫn điện: Dùng để liên kết các tấm sàn tĩnh điện với nhau và đảm bảo tính liên tục khi dẫn điện.
  • Băng đồng tiếp địa: Thường được lắp đặt bên dưới sàn để tạo mạng lưới dẫn điện đồng nhất.
  • Khung đỡ (đối với sàn nâng tĩnh điện): Bao gồm chân đế và thanh giằng, giúp nâng đỡ và cố định các tấm sàn, đồng thời tạo không gian để đi dây cáp bên dưới.

Địa điểm và điều kiện thi công

Tùy vào vị trí công trình, chi phí thi công có thể thay đổi do các yếu tố sau:

  • Khoảng cách vận chuyển vật liệu: Công trình ở khu vực xa đơn vị cung cấp và thi công có thể phát sinh thêm chi phí vận chuyển vật tư và nhân công.
  • Không gian thi công: Với những không gian lớn, ở tầng trệt, bằng phẳng, các mép sàn thẳng và vuông,... thì chi phí thi công sẽ thấp hơn so với các khu vực nhỏ, có thiết kế phức tạp, ở tầng cao,...

Ví dụ: Thi công sàn tĩnh điện tại một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử tại khu công nghiệp Bắc Ninh có thể có chi phí thi công thấp hơn so với một trung tâm dữ liệu trong tòa nhà cao tầng tại nội thành Hà Nội, do việc vận chuyển và thi công tại nhà máy thường dễ hơn so với không gian của tòa nhà văn phòng.

Địa điểm và điều kiện thi công
Địa điểm và điều kiện thi công

Ngoài ra, điều kiện mặt nền cũng ảnh hưởng đáng kể đến chi phí thi công sàn tĩnh điện. Một số điều bạn cần lưu ý bao gồm:

  • Mặt nền không bằng phẳng: Nếu nền cũ bị gồ ghề, cần xử lý san phẳng trước khi thi công, có thể làm tăng thêm khoảng 10 – 20% chi phí.
  • Nền có độ ẩm cao: Cần thêm lớp chống thấm hoặc sơn lót trước khi thi công, đặc biệt với sàn PVC tĩnh điện.
  • Không gian chật hẹp, nhiều vật cản: Nếu công trình có nhiều thiết bị, máy móc sẵn có, đội ngũ thi công cần di dời hoặc làm việc trong không gian hạn chế, dẫn đến thời gian thi công kéo dài và chi phí tăng.

Một số cách tối ưu chi phí liên quan đến địa điểm và điều kiện thi công:

  • Lên kế hoạch vận chuyển vật liệu sớm, chọn đơn vị cung cấp gần khu vực thi công để giảm chi phí vận chuyển.
  • Đánh giá và xử lý mặt bằng trước, tránh phát sinh chi phí ngoài dự kiến do nền không đạt tiêu chuẩn.
  • Lựa chọn thời điểm thi công phù hợp, tránh mùa mưa hoặc những thời điểm cần tiến độ gấp có thể làm tăng giá nhân công.

Thống nhất phương án và bảng giá thi công sàn tĩnh điện với đơn vị cung cấp dịch vụ, hạn chế sửa đổi giữa chừng gây phát sinh thêm thời gian và chi phí.

5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ