Skip to content
Một số điều cần lưu ý khi thiết kế khu vực ghế trong hội trường
Tư vấn

Một số điều cần lưu ý khi thiết kế khu vực ghế trong hội trường

Khi thiết kế khu vực ghế hội trường, bạn cần cân nhắc các yếu tố như sức chứa, bố trí thoát hiểm, bố cục hội trường, các yếu tố liên quan đến sàn và tầm nhìn của người ngồi.

Một số câu hỏi quan trọng trước khi bắt đầu thiết kế khu vực ghế hội trường

Cần bao nhiêu ghế trong khán phòng? Tính toán số lượng ghế phù hợp giúp tối ưu không gian và đảm bảo sức chứa theo yêu cầu. Ngoài ra, cần cân nhắc tần suất sử dụng thực tế để tránh lãng phí diện tích.

Khoảng cách tối thiểu giữa các ghế là bao nhiêu? Thông thường, mỗi ghế nên có chiều rộng khoảng 45 - 55cm để người ngồi thoải mái và khoảng cách giữa các ghế để làm lối đi khoảng 40-60cm tùy theo quy mô hội trường.

Các yếu tố về phòng cháy chữa cháy, lối đi và lối thoát hiểm có đáp ứng tiêu chuẩn an toàn không? Bạn có thể chọn những vật liệu làm ghế hội nghị có tính chống cháy. Bên cạnh đó, các quy định an toàn yêu cầu lối đi đủ rộng để đảm bảo lưu thông khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra và số lượng lối thoát hiểm phải tương ứng với sức chứa của khán phòng, giúp thoát nạn nhanh chóng khi có sự cố.

Có cần sự hỗ trợ từ chuyên gia không? Để đảm bảo thiết kế tối ưu, bạn nên tham khảo ý kiến từ các chuyên gia như người chuyên thiết kế ghế hội trường, kiến trúc sư,... Điều này giúp tránh sai sót kỹ thuật và đảm bảo chất lượng thi công.

5 kiểu thiết kế khu vực ghế trong hội trường

Kiểu thiết kế khu vực ghế hội trường sẽ ảnh hưởng khá lớn tới sức chứa và tầm nhìn của người ngồi tới khu vực sân khấu. Sau nhiều năm kinh nghiệm trong thi công ghế hội trường, có 5 kiểu thiết kế ghế hội trường hiệu quả và độc đáo nhất.

1. Kiểu lục địa (Continental layout)

Bố cục khán phòng theo phong cách lục địa là lựa chọn phổ biến trong các nhà hát, phòng hòa nhạc và sân vận động nhờ ưu điểm giúp tối ưu tầm nhìn cho khán giả, giúp tạo cảm giác gần gũi giữa người xem và sân khấu.

Điểm đặc trưng của kiểu lục địa là lối đi rộng chia không gian thành các khu vực riêng, thường có chiều rộng lớn hơn so với các bố cục khác để đảm bảo đi lại thuận tiện. Ngoài ra, các hàng ghế được bố trí theo góc nghiêng nhẹ nhằm tối ưu góc nhìn. Bố cục này phù hợp cho các sự kiện nghệ thuật, nơi trải nghiệm thị giác và âm thanh đóng vai trò quan trọng.

2. Kiều thẳng hàng

Bố cục thẳng hàng là cách sắp xếp phổ biến trong giảng đường, trung tâm hội nghị và hội trường có thiết kế hình chữ nhật. Ghế được bố trí theo từng hàng song song với sân khấu hoặc bục phát biểu. Thông thường, mỗi hàng có từ 14 đến 16 ghế, với nhiều lối đi giúp khán giả di chuyển thuận tiện. Ưu điểm của kiểu bố trí này là tận dụng tối đa diện tích, phù hợp cho các sự kiện học thuật, hội thảo và họp mặt quy mô lớn.

3. Kiểu hình quạt rộng

Bố cục hình quạt rộng thường được áp dụng tại các địa điểm biểu diễn nghệ thuật, nhà hát hoặc hội trường lớn, rút ngắn khoảng cách giữa khán giả và sân khấu. Ghế được sắp xếp theo hình vòng cung rộng, tạo sự tập trung, góc nhìn bao quát và tăng khả năng quan sát.

Tuy nhiên, để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất, cần tính toán kỹ lưỡng về góc nghiêng và khoảng cách giữa các ghế, giúp mọi khán giả đều có tầm nhìn và nghe được âm thanh rõ ràng từ sân khấu.

4. Kiểu End-stage

Bố cục End-stage là lựa chọn phổ biến cho giảng đường, rạp chiếu phim và hội trường nhỏ, trong không gian hình vuông và cần tối ưu chỗ ngồi. Các hàng ghế được sắp xếp thành hàng có độ cong nhẹ, giúp hội trường tập trung sự chú ý vào khu vực sân khấu.

Thiết kế này thường có nhiều lối đi, giúp người tham dự dễ di chuyển. Tuy nhiên, một hạn chế cần lưu ý là khoảng cách xa có thể làm giảm sự tập trung và kết nối giữa khán giả và sân khấu. Nếu cần tăng tính tương tác, bạn nên mở rộng thành bố cục hình quạt rộng để cải thiện tầm nhìn và trải nghiệm âm thanh của người tham dự.

5. Kiểu 3/4

Bố cục 3/4 là sự kết hợp giữa kiểu lục địa và hình quạt rộng, tạo nên một không gian bao quát cho khán giả, đặc biệt phù hợp với các nhà hát ngoài trời. Kiểu bố trí này được sử dụng từ thời Hy Lạp cổ đại, giúp tối ưu tầm nhìn và chất lượng âm thanh, mang lại trải nghiệm tuyệt vời cho người xem.

Bố cục 3/4 thường được áp dụng tại các địa điểm có sức chứa vừa phải, giúp tăng cường sự kết nối giữa người biểu diễn và khán giả. Tuy nhiên, với các không gian quá lớn, kiểu này có thể không phù hợp vì khả năng phân bố ghế bị hạn chế.

Một số yếu tố quan trọng khác cần lưu ý

Thiết kế sàn

Khi thiết kế khu vực ghế trong thi công ghế hội trường, thiết kế sàn đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thoải mái và tầm nhìn tối ưu cho khán giả. Điều này đặc biệt quan trọng khi có các hàng ghế xếp tầng hoặc sàn dốc. Các yếu tố cần được cân nhắc bao gồm:

  • Độ sâu và chiều cao của bậc thang: Yếu tố này ảnh hưởng tới cách di chuyển và tầm nhìn giữa các hàng ghế (dễ hơn hoặc khó hơn). Bậc thang cần đủ sâu và cao để mọi người có thể lên xuống an toàn, đồng thời người ngồi trước không gây cản trở tầm nhìn cho người ngồi sau.
  • Số lượng và chiều rộng của lối đi: Lối đi phải đủ rộng để khán giả di chuyển dễ dàng, tránh tình trạng tắc nghẽn, đặc biệt trong các sự kiện đông người.
  • Độ dốc của sàn: Độ nghiêng phù hợp giúp khán giả ở các hàng ghế phía sau có thể nhìn rõ sân khấu mà không bị che khuất.
  • Yếu tố cản trở tầm nhìn: Kiểm tra các yếu tố như cột hoặc cấu trúc khác có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn của khán giả.

Đường ngắm

Đường ngắm là yếu tố cực kỳ quan trọng trong thiết kế khu vực ghế của hội trường, giúp đảm bảo khán giả có thể nhìn rõ và thoải mái quan sát sân khấu mà không bị cản trở. Để đạt được hiệu quả này, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng cả đường ngắm theo chiều dọc và ngang, từ các vị trí chỗ ngồi gần nhất đến xa nhất.

  • Đường ngắm theo chiều dọc: Đối với các chỗ ngồi tầng trên, khán giả ở mỗi hàng ghế cần có tầm nhìn không bị cản trở từ các ghế phía trước. Cụ thể, trong một số trường hợp, tầm nhìn của người ngồi ở một hàng ghế phải có thể nhìn thấy sân khấu qua đầu của những người ngồi ở hai hàng ghế phía trước.
  • Đường ngắm theo chiều ngang: Các chỗ ngồi ở vị trí ngoài cùng cũng cần phải đảm bảo có tầm nhìn bao quát ít nhất ba phần tư của sân khấu và khu vực phía sau sân khấu. Điều này giúp mọi khán giả, dù ngồi ở bất kỳ vị trí nào, đều có thể quan sát được sự kiện diễn ra.

Ngoài ra, bạn cũng cần phải cân nhắc mục đích sử dụng khán phòng. Ví dụ, nếu hội trường dùng để tổ chức các chương trình khiêu vũ, khán giả thường sẽ muốn nhìn rõ được các chuyển động của các vũ công, trong khi các chương trình chỉ có dàn nhạc thường chỉ cần tầm nhìn tổng quan.

Khoảng cách giữa các hàng ghế

Khi thiết kế khu vực ghế trong hội trường, khoảng cách giữa các hàng ghế là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả sức chứa, tính an toàn và thoải mái của khán giả. Cần phải cân bằng giữa sức chứa tối đa (để tối ưu doanh thu bán vé) và nhu cầu tiện nghi cho người xem. Khoảng cách này không chỉ giúp khán giả có không gian thoải mái để duỗi chân mà còn đảm bảo việc thoát hiểm nhanh chóng và an toàn trong trường hợp khẩn cấp, như hỏa hoạn.

Nếu khoảng cách không phù hợp, có thể gây khó khăn trong sơ tán, ảnh hưởng đến an toàn của khán giả. Ngược lại, nếu để quá nhiều khoảng trống, bạn có thể làm giảm sức chứa và lợi nhuận từ việc bán vé. Chính vì vậy, việc tính toán khoảng cách hợp lý giữa các hàng ghế là rất quan trọng. Khoảng cách giữa hai hàng ghế phổ biến nhất trong khoảng 40-60cm.

5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ