Skip to content
Ưu điểm của cao su EPDM và mẹo bảo dưỡng đúng cách
Tư vấn

Ưu điểm của cao su EPDM và mẹo bảo dưỡng đúng cách

Cao su EPDM là vật liệu ứng dụng nhiều trong lát sàn nhờ khả năng chống chịu với nhiều kiểu môi trường. Để đảm bảo các ưu điểm của cao su EPDM, bạn cần áp dụng các biện pháp bảo dưỡng đúng cách.

Với bất kỳ loại công trình cơ sở hạ tầng nào thì phần sàn cũng là một yếu tố quan trọng và mang tính quyết định đến chất lượng công trình. Loại sàn cũng là yếu tố xác định cảm giác và tính lâu dài của công trình.

Cao su EPDM là loại vật liệu sàn rất phổ biến và được ứng dụng vào nhiều loại công trình nhờ tính linh hoạt của chúng. Phạm vi ứng dụng của chúng rất đa dạng, bao gồm lợp mái, sàn công trình nội thất, sàn công trình ngoài trời. Do tính chất bền và đa dạng trong thiết kế nên loại cao su này được ứng dụng rất phổ biến làm sân chơi hạt cao su cho trẻ em. 

Về cao su EPDM

Cao su EPDM (ethylene propylene diene monomer) là loại cao su tổng hợp được tạo thành từ ethylene, propylene và diene monomers. Cao su EPDM là một phương án thay thế cho cao su silicon. Silicon có thể chịu được nhiệt độ khắc nghiệt, là chất cách điện tốt, duy trì được hình dạng và khả năng phục hồi tốt hơn theo thời gian. EPDM cũng có những đặc tính tương tự, đồng thời nó chịu được nhiều loại hóa chất hơn và có chi phí thấp hơn.

Ưu điểm lớn nhất của hạt cao su EPDM nằm ở khả năng chống chịu được thời tiết ngoài trời, bao gồm khả năng chống mài mòn, chống tia UV, chống thấm nước, làm chậm quá trình lão hóa và các kiểu thời tiết khắc nghiệt. 

Cao su EPDM chịu nhiệt tốt
Cao su EPDM chịu nhiệt tốt

Cao su EPDM được ứng dụng phổ biến trong bốn ngành công nghiệp chính:

  • Ô tô: nhờ tính linh hoạt, khả năng đàn hồi, chống dầu và chống chịu được với nhiều kiểu thời tiết nên cao su EPDM thường được dùng làm miếng đệm cửa ô tô, keo dán, dây và bó sợi cáp, hệ thống phanh,...
  • Hệ thống điều hòa không khí và thông gió: nhờ khả năng chống chịu thời tiết, chịu nhiệt và cách nhiệt, cao su EPDM có thể làm lỗ thông, ống, phớt, keo dán kín và các bộ phận cách nhiệt,...
  • Xây dựng: cao su EPDM thường được dùng làm keo dán, đường nối, keo kín cửa ga-ra, lớp chống thấm hồ bơi và các loại bể nước, lớp phủ chống thấm cho mái nhà  nhờ các đặc điểm như cách nhiệt, chống chịu với thời tiết và chống nước.
  • Các ngành công nghiệp khác: do có có tình cách điện, chống nước, linh hoạt và khả năng đàn hồi tốt, cao su EPDM có thể tìm thấy ở các bộ phận như vòng O hệ thống nước, băng tải, ống và phớt, các bộ phận cách điện và kết nối dây cáp,...

Ưu điểm của cao su EPDM khi làm thảm lát sàn

Linh hoạt

Cao su EPDM rất linh hoạt. Chúng có thể tái chế và được thiết kế thành các màu sắc và hình dạng khác nhau. Tùy thuộc vào sở thích cá nhân, bạn có thể thiết kế tấm thảm hạt cao su EPDM của mình thành những hình dạng khác nhau sao cho phù hợp với không gian lắp đặt. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái chọn hình dạng hoặc mẫu thiết kế phù hợp với tổng thể của ngôi nhà hoặc các công trình khác.

Bên cạnh đó, màu sắc của thảm cao su cũng có ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ của công trình. Màu sắc là một trong những yếu tố tạo cảm xúc cho không gian và có thể được sử dụng để phân biệt giữa các khu vực và không gian của công trình. Với một loạt các màu sắc đa dạng, bạn có thể lựa chọn loại thảm hạt cao su EPDM phù hợp với ý thích và phong cách của công trình.

Liền mạch

Đối với các khu vực cần diện tích sàn lớn như sân chơi, nhiều nhà thầu thường chọn thảm hạt cao su EPDM do loại thảm này có thể được sản xuất thành các tấm lớn hoặc thậm chí có thể sản xuất thành một tấm duy nhất. Điều này không chỉ giúp quá trình lắp đặt diễn ra dễ dàng mà còn giảm thiểu rò rỉ từ các khe rãnh và điểm nối. Việc đọng chất lỏng dưới bất kỳ vật liệu nền nào thường dẫn đến việc tích tụ độ ẩm, tạo ra mùi lạ và khiến quá trình hao mòn của lớp sàn diễn ra nhanh hơn.

Hơn nữa, khi xuất hiện các hỏng hóc, việc sửa chữa thảm hạt cao su EPDM tấm lớn rất dễ dàng. Bạn có thể tự thực hiện việc này thông qua những hướng dẫn cơ bản mà không cần các kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Ưu điểm này giúp bạn có thể tiết kiệm chi phí cho việc bảo dưỡng và tu sửa phần thảm cao su của mình. Cuối cùng, bạn có thể lắp đặt thêm một lớp màng chống thấm lên bề mặt thảm để tăng độ bền cho thảm.

Tối ưu chi phí

Chất liệu cao su tổng hợp nói chung có thể mang lại đa dạng các lựa chọn thiết kế. Tùy thuộc vào mục đích của công trình và yêu cầu của nhà đầu tư, thảm cao su có thể được phủ thêm các tấm giấy nến, vải và lớp hoàn thiện để bề mặt thảm mịn màng hơn, loại không chứa bột talc, kích thước tùy chỉnh và có đục lỗ. Điều này có nghĩa là, với vai trò là người mua, bạn sẽ có đa dạng các lựa chọn về các đặc tính bổ sung của sản phẩm. 

Bên cạnh đó, tùy thuộc vào loại sản phẩm mà bạn chọn, thông thường các tấm thảm cao su dạng hạt nhỏ sẽ có giá thấp hơn so với hầu hết các lựa chọn lát sàn khác hiện có. Ngoài ra, bạn có thể xác định giá thảm cao su bằng diện tích bề mặt và độ dày của nó.

Độ chống chịu tốt

Cao su EPDM có đặc tính độc đáo về thiết kế và chất liệu. Thành phần hóa học của nó mang lại khả năng chống chịu tốt đối với các chất oxy hóa, tia UV hoặc khí ozone và nhiệt độ. Đặc điểm này giúp thảm hạt cao su EPDM phát sinh ít khói và có khả năng dập tắt những đám cháy cấp độ thấp.

Ngay cả khi sử dụng tại các không gian mở, thảm hạt cao su EPDM vẫn giữ được các ưu điểm và tính năng của nó mà không bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết không thuận lợi và đồng thời giữ cho cấu trúc của thảm không bị biến dạng. Điều này cho thấy tính ổn định và bền bỉ của chất liệu cao su EPDM trong các điều kiện môi trường khác nhau.

Sản phẩm từ hạt cao su EPDM có thể hoạt động tốt trong phạm vi nhiệt độ từ -30 đến 130°C, đồng thời cung cấp khả năng cách nhiệt xuất sắc lên tới khoảng 2.2. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn tối ưu cho các ứng dụng đòi hỏi tính chịu nhiệt và cách điện cao, đặc biệt trong các ngành công nghiệp nơi các yếu tố môi trường đặc biệt quan trọng.

Độ bền cao

Độ bền là một trong những yếu tố quan trọng đầu tiên mà người mua quan tâm khi tìm kiếm bất cứ sản phẩm nào, bao gồm cả các sản phẩm lót sàn. Lý do phổ biến nhất mà nhiều người chọn thảm cao su EPDM là thời gian sử dụng lâu dài. Hầu hết các loại thảm cao su EPDM hiện có có tuổi thọ trên 20 năm. 

Mặt khác, có quan điểm cho rằng bất kỳ vật liệu lát sàn nào có độ bền tốt thì cũng đều có bề mặt cứng. Điều này không đúng khi nói về cao su EPDM. Bề mặt thảm cao su EPDM thường mềm mại và đi kèm với lớp bột gỗ sồi, cao su xốp hoặc lớp vải bổ sung. Điều này làm cho hạt cao su EPDM trở thành lựa chọn hàng đầu khi trải sân chơi trẻ em hoặc làm thảm cao su giảm chấn tại phòng gym.

Một số mẹo bảo dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ thảm cao su EPDM

Ứng dụng của thảm cao su EPDM trong phòng gym
Ứng dụng của thảm cao su EPDM trong phòng gym

Cao su EPDM được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng trải sàn, như thảm cao su phòng gym, bề mặt sân chơi và nhiều ứng dụng khác, nhờ vào các ưu điểm vượt trội như khả năng chống chịu và tính linh hoạt của nó. Tuy nhiên, để duy trì tuổi thọ và hiệu suất tốt nhất của sản phẩm, việc bảo dưỡng định kỳ là rất quan trọng. 

Quy trình vệ sinh hàng tháng

Quy trình vệ sinh hàng tháng dưới đây sẽ giúp bảo quản và duy trì độ bền của hạt cao su EPDM.

  • Rửa qua phần bề mặt: Bắt đầu bằng việc xịt rửa bề mặt để loại bỏ thức ăn, đồ uống, bụi bẩn, cát và loại bám bẩn khác. Bạn có thể sử dụng máy phun áp lực với áp suất vừa phải và duy trì đầu phun cách bề mặt ít nhất 30cm. Điều này giúp loại bỏ các vết bẩn bám trên bề mặt một cách hiệu quả.
  • Xử lý vết bẩn đặc biệt: Đối với các vết bẩn cứng đầu hơn, sau khi bề mặt đã được xịt rửa và vẫn còn ẩm, bạn có thể sử dụng chất tẩy đa năng để phủ đều lên vùng bị bám bẩn. Sau đó, sử dụng bàn chải có độ cứng vừa phải để chải nhẹ vùng bị bẩn. 

Lặp đi lặp lại quá trình đó đến khi vết bẩn biến mất.

  • Làm sạch tổng quát: Sau khi xử lý xong các vết bẩn, bạn cần dùng dung dịch chất tẩy đa năng và đồng thời xịt nước bằng bình phun lên mặt thảm. Chú ý tuân thủ hướng dẫn sử dụng từ nhà cung cấp của chất tẩy đa năng. Dùng bàn chải có độ cứng vừa phải để chà nhẹ nhàng lên toàn bộ bề mặt thảm. Bạn có thể lặp lại quá trình này nếu cảm thấy thảm chưa sạch hẳn.
  • Rửa lại bằng nước: Sau khi toàn bộ bề mặt thảm đã được vệ sinh kỹ lưỡng, bạn cần rửa lại bề mặt thảm bằng nước, sử dụng ống dẫn nước với đầu phun để loại bỏ bọt và phần dung dịch chất tẩy còn sót lại. Điều này giúp làm sạch sâu và giữ sạch bề mặt sàn.

Lưu ý: Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, việc vệ sinh nên được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để các chất làm sạch có thể kịp ngấm vào mặt thảm trước khi bị bay hơi. Hãy tránh việc chải mặt thảm quá mạnh, vì điều này có thể làm mòn bề mặt thảm và giảm độ bền của thảm.

Lưu ý về chất tẩy rửa

Ngoài việc thực hiện quy trình vệ sinh hàng tháng để duy trì tình trạng và độ bền của cao su EPDM, việc lựa chọn sản phẩm làm sạch phù hợp cũng rất quan trọng. Sử dụng các chất tẩy không phù hợp có thể gây hại cho bề mặt thảm, làm giảm tuổi thọ và ảnh hưởng đến hiệu suất của sản phẩm.

Khi lựa chọn sản phẩm làm sạch cho thảm cao su, các chất hóa học sau có thể gây hại cho bề mặt thảm nên tránh bao gồm chất khử trùng, xà phòng cô đặc, xăng, dầu diesel, dầu thủy lực và bôi trơn, dung môi hữu cơ và chất tẩy rửa có tính hóa học mạnh.

Những chất này có thể gây ảnh hưởng lớn đến tính linh hoạt và chất lượng của bề mặt cao su EPDM. Chẳng hạn, việc sử dụng chất tẩy rửa có độ axit cao hoặc dung môi hóa học có thể làm mất đi màu sắc hoặc làm mềm chất liệu, gây ra những vết ố vàng hoặc làm giảm tính đàn hồi của sản phẩm.

Để bảo vệ bề mặt thảm cao su EPDM, hãy chọn những sản phẩm làm sạch có pH cân đối và không chứa các thành phần hóa chất quá mạnh. Đồng thời, luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất và thực hiện thử dùng chất làm sạch này trên một khu vực nhỏ và không quá bị chú ý trước khi sử dụng len toàn bộ mặt thảm để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả cho quá trình vệ sinh và bảo dưỡng cao su EPDM của bạn.

Nguồn tham khảo: fairmontindustries.com robertsfield.org

5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ