Skip to content
So sánh vật liệu lát sàn bằng EPDM và PVC
Tư vấn

So sánh vật liệu lát sàn bằng EPDM và PVC

EPDM và PVC đều là những vật liệu được sử dụng phổ biến, có độ bền tốt, chống hóa chất, chống cháy, đa dạng ứng dụng,... Tuy nhiên, chúng cũng có những khác biệt nhất định, chẳng hạn như thành phần cấu tạo, khoảng nhiệt độ chịu được, tính linh hoạt thiết kế,...

Đôi nét về EPDM

EPDM (Ethylene Propylene Diene Monomer) là một loại cao su tổng hợp được sử dụng rộng rãi có nguồn gốc từ ethylene và propylene. Đây là một terpolymer được sản xuất bằng cách ghép một diene không liên hợp vào chuỗi chính. Có thể lưu hóa EPDM bằng lưu huỳnh do có sự hiện diện của các liên kết chéo trong các chuỗi liên kết. 

  • EPDM được sản xuất ở nhiều độ nhớt khác nhau và tỷ lệ ethylene/propylene khác nhau. 
  • Loại và lượng đơn vị monome diene ghép vào cao su quyết định mức độ dễ lưu hóa. 
  • EPDM là cao su có thể chống chịu thời tiết và ozone. Theo các nhà sản xuất, mức nhiệt giới hạn của cao su EPDM trong khoảng 126°C đến 150°C.

Do các đặc tính được đề cập ở trên, các ứng dụng phổ biến của cao su EPDM bao gồm thảm cao su sân chơi, lớp lót mái nhà, gạch cao su phòng gym,... Ngoài ra, nó được sử dụng trong hỗn hợp với cao su tự nhiên làm thành lốp xe để giảm nứt dưới ảnh hưởng của ozon. Hơn nữa, cao su EPDM có tính cách điện nên cũng được dùng trong sản xuất vỏ cáp điện áp trung bình và cao. EPDM cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô làm ống tản nhiệt và ống sưởi và dải chắn thời tiết.

75.jpg (112 KB)

Đôi nét về PVC

PVC (Poly-Vinyl Clorua) được tạo ra bằng cách trùng hợp vinyl clorua. Trong quá trình sản xuất, các đơn vị phải thêm nhiều chất phụ gia khác để vật liệu có thể đáp ứng các tính chất mong muốn, vì PVC có độ ổn định nhiệt thấp và độ nhớt nóng chảy cao. Đây là loại nhiệt dẻo được thương mại lớn thứ hai sau polyethene (PE) trên thế giới do có bộ tính chất tuyệt vời, chi phí thấp và các ứng dụng có tuổi thọ trung bình đến dài hạn. 

  • Nhiệt độ chuyển thủy tinh (Tg) của PVC nằm trong khoảng 80°C. 
  • PVC chủ yếu là vô định hình (90%),vì vậy nó không có điểm nóng chảy chính xác. 
  • PVC có thể được làm mềm dẻo bằng cách thêm chất hóa dẻo. Do đó, vật liệu này được gọi là PVC-C. Một hỗn hợp khô của PVC không có chất hóa dẻo được gọi là PVC-U và được sử dụng cho các ứng dụng cứng như ống, máng xối, v.v.

PVC bền và có thể điều chỉnh quá trình sản xuất để tăng khả năng chống chịu thời tiết. PVC cứng không bắt lửa và có khả năng chịu va đập cao. Ngoài ra, nó có khả năng chịu được nhiều loại hóa chất, mỡ và dầu. Các ứng dụng của PVC bao gồm làm sàn nhựa giả gỗ, thảm PVC sân thể thao, cửa ra vào, khung cửa sổ, ống, máng xối, màng lợp mái, cáp viễn thông, phích cắm tường, ống thẩm phân, găng tay phẫu thuật, bao bì thực phẩm, v.v.

z5619681763356_c75164581fb2c07e9a8a072480dfc5d7.jpg (1.16 MB)

So sánh vật liệu lát sàn bằng EPDM và PVC

Khả năng chống chịu

Chống hóa chất:

  • PVC: Vật liệu này nổi bật với khả năng chống chịu hầu hết các axit và kiềm, ít bị ảnh hưởng bởi nhiều dung môi hữu cơ. Điều này làm cho PVC trở thành lựa chọn phổ biến trong các môi trường tiếp xúc với hóa chất, như trong các cơ sở y tế hoặc công nghiệp hóa chất.
  • EPDM: Mặc dù thảm cao su EPDM có khả năng chống chịu tốt với thời tiết, ozon và lão hóa, nhưng lại kém bền khi tiếp xúc với các dung môi gốc dầu như xăng, dầu diesel. Do đó, EPDM không thích hợp cho các khu vực có khả năng tiếp xúc với các chất này.

Chống cháy:

  • PVC: Thảm PVC có khả năng chống cháy tốt hơn, khó bắt lửa và tự dập tắt khi nguồn lửa bị loại bỏ. Điều này làm cho PVC trở thành lựa chọn an toàn cho các khu vực yêu cầu tiêu chuẩn chống cháy cao.
  • EPDM: Tự nhiên dễ cháy, nhưng có thể cải thiện khả năng chống cháy bằng cách thêm các chất phụ gia trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên, khả năng chống cháy của EPDM vẫn kém hơn so với PVC.

Khoảng nhiệt độ có thể chịu được

EPDM:

  • Khoảng nhiệt độ có thể chịu được: từ -51°C đến 177°C 
  • Khoảng nhiệt độ đảm bảo hiệu quả sử dụng: Từ -20°C đến 120°C.
  • Đặc điểm: EPDM có khả năng chịu nhiệt tốt, duy trì độ đàn hồi và ổn định trong điều kiện nhiệt độ cao và thấp.

PVC:

  • Khoảng nhiệt độ đảm bảo hiệu quả sử dụng: Từ -40°C đến 60°C.
  • Đặc điểm: PVC có khả năng chống cháy tốt, nhưng phạm vi nhiệt độ hoạt động hẹp hơn so với EPDM.

Màu sắc và thiết kế

EPDM chủ yếu có màu đen hoặc xám do thành phần cao su tổng hợp, nhưng hiện nay đã có nhiều phiên bản màu sắc khác nhau nhờ công nghệ sản xuất hạt cao su EPDM cải tiến. Tuy nhiên, so với PVC, khả năng tùy chỉnh màu sắc của thảm cao su EPDM vẫn bị hạn chế.

PVC có ưu thế vượt trội về màu sắc và thiết kế. Thảm PVC có nhiều màu khác nhau, kể cả trong suốt hoặc dạng bóng mờ, giúp tăng tính thẩm mỹ và phù hợp với nhiều không gian khác nhau.

Sự khác biệt này giúp thảm PVC trở thành lựa chọn linh hoạt hơn khi cần thiết kế đồng bộ hoặc yêu cầu màu sắc đặc biệt. Trong khi đó, EPDM thiên về độ bền và khả năng chống chịu hơn là yếu tố thẩm mỹ. Việc lựa chọn giữa hai vật liệu này phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của từng công trình.

Nhược điểm chính

EPDM có khả năng chống dầu kém, dễ bị hư hại khi tiếp xúc với các dung môi, dầu mỡ hoặc hóa chất mạnh. Ngoài ra, độ cứng của EPDM thấp hơn so với nhiều vật liệu khác, làm giảm khả năng chịu lực trong một số ứng dụng yêu cầu độ bền cơ học cao.

PVC mặc dù có khả năng chống dầu tốt hơn nhưng lại có độ ổn định nhiệt thấp. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao liên tục, PVC dễ bị biến dạng hoặc suy giảm chất lượng. Ngoài ra, PVC có thể chứa một số monome và chất phụ gia có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình sản xuất và sử dụng.

Ứng dụng

Sàn EPDM:

Thảm cao su EPDM thường được lắp đặt tại các khu vực ngoài trời, chẳng hạn như sân chơi hạt cao su EPDM nhờ khả năng chống trơn trượt, độ bền và an toàn cho người sử dụng. Đặc biệt, với khả năng chống tia UV và chịu được biến đổi khí hậu, sàn EPDM là lựa chọn thích hợp cho các công trình ngoài trời trong điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, thảm cao su EPDM có bề mặt bền, có độ bám tốt và một số loại thảm dày có thể chịu được lực va đập mạnh, phù hợp cho các khu vực tập luyện như phòng gym, phòng tập thể dục hoặc các khu vực đông người qua lại như trong trường học.

Sàn PVC:

Sàn nhựa PVC giả gỗ hoặc giả đá mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ, phù hợp cho các không gian như phòng khách, văn phòng và cửa hàng. Lớp bảo vệ PU trên bề mặt giúp chống mài mòn, chống trơn trượt và dễ dàng vệ sinh.

Sàn PVC có thể được lắp đặt bằng keo dán hoặc hệ thống hèm khóa, phù hợp với nhiều loại mặt nền khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sàn nhựa dán keo chỉ nên sử dụng ở những khu vực khô ráo để tránh bong tróc do ẩm ướt. 

5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ