Skip to content
Sàn nâng là gì?
Tư vấn

Sàn nâng là gì?

Sàn nâng, sàn nâng kỹ thuật, sàn nâng phòng máy… hiện nay đã không còn quá xa lạ tại Việt Nam, chúng được sử dụng phổ biến trong việc thi công sàn cho các khu công nghiệp, phòng sạch, phòng máy chủ hoặc các tòa nhà văn phòng làm việc. Đặc biệt, sàn nâng là một sản phẩm hữu ích, tính ứng dụng cao mà những loại vật liệu khác không có được.

Khái niệm sàn nâng là gì?

Sàn nâng hay còn gọi là sàn nâng kỹ thuật, sàn công nghiệp, sàn phòng sạch, sàn nâng phòng máy …sàn nâng giúp tạo ra một không gian giữa các tấm sàn và sàn bê tông nhờ các chân đế nâng nó lên. Điểm đặc biệt là những tấm sàn nâng có thể tùy chọn vật liệu bề mặt cũng như vật liệu lõi. Chính vì thế người dùng có thể tùy vào mục đích sử dụng mà chọn loại tấm sàn nâng phù hợp nhất.

Sàn nâng thường được sử dụng vào các mục đích đi dây điện bên dưới, dây cáp, và cũng có thể sử dụng cho mục đích điều hoà không khí hoặc đi ống nước làm mát. Chúng được sử dụng rộng rãi hầu hết tại các trung tâm y tế, phòng điều khiển, phòng máy chủ, phòng sạch, phòng viễn thông, phòng Lab, văn phòng làm việc ..v.v

Cấu tạo của sàn nâng

  • Tấm Sàn nâng: với kích thước thông thường là 60x60 cm Được tạo nên bởi nhiều chất liệu khác nhau (Tấm thép lõi bê tông, Nhôm, Kính, Thép chịu lực, lỗ thông hơi…). Bề mặt tấm sàn được phủ các chất liệu khác nhau phù hợp với các hạng mục thi công, yêu cầu thi công (Bề mặt thép, bề mặt phủ lớp chống tĩnh điện, bề mặt kính, bề mặt ceramic, bề mặt phủ lớp kháng khuẩn,gỗ…).
  • Chân đế, khung giá: được tạo thành từ một mạng lưới liên kết các khung bằng kim loại hoặc các chân đế có thể điều chỉnh được độ cao giúp nâng các tấm sàn rời lên cao. Độ cao của chân đế phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật khi thi công (lượng dây, điều hòa không khí và một số dịch vụ khác nằm bên dưới),thông thường không thấp hơn 8cm.

Tác dụng của sàn nâng

Sàn nâng có tác dụng chủ yếu là giảm thiểu việc phải âm tường đi dây điện gây khó khăn trong quá trình sửa chữa. Tuỳ mục đích sử dụng mà khách hàng lựa chọn những loại sàn nâng khác nhau. Có 2 loại sàn nâng chính:

Loại 1: sàn nâng có lỗ thông hơi: loại sàn này có những lỗ nhỏ trải đều, cho phép chúng ta lắp đặt thêm hệ thống điều hòa bên dưới sàn nhà. Thay thế cho máy điều hòa gắn tường truyền thống đem lại hiệu suất cao hơn mà chi phí vận thành lại thấp hơn.

Những loại sàn nâng có lỗ thông hơi thường dùng ở các phòng máy hiện đại, những nơi có hệ thống làm mát nằm dưới sàn,với mục đích đưa không khí lạnh từ dưới sàn lên nhằm làm mát đều đồng thời tiết kiệm năng lượng.

Loại 2: sàn nâng nguyên khối, với vật liệu bề mặt lại có một tác dụng khác nhau, mặt phủ sắt sơn tĩnh điện thường đi đôi với lõi bằng xi-măng đem đến khả năng chịu lực tuyệt đối.

Những ưu điểm của sàn nâng

  • Tạo khoảng cách với mặt sàn, có thể che lấp các hệ thống bên dưới như dây điện, dây mạng, truyền hình cáp..v.v và bảo vệ chúng tối ưu.
  • Giảm độ rung và tiến ồn hiệu quả khi vận hành máy móc làm việc.
  • Khi xảy ra sự cố, sàn nâng giúp giảm tối đa tác động của dòng điện đến cơ thể người vì giá trị điện trở bề mặt lớn của sàn.
  • Vì được cấu tạo bằng chất không dẫn lửa,giúp cho việc di chuyển khi xảy ra hỏa hoạn dễ dàng nhanh chóng.
  • Hạn chế tối đa trơn trượt khi di chuyển trên mặt sàn.
  • Sạch sẽ, khô ráo và thoáng khí hạn chế tối đa ẩm mốc, động vât cắn dây.

Vì là hệ thống sàn lắp ghép, có thể dễ dàng thay đổi vị trí làm việc, sơ đồ hệ thống dây điện, cũng như độ cao của sàn mà không ảnh hưởng tới bất cứ hoạt động nào trên sàn

Với hệ thống lắp đặt này còn cho phép thay thế những tấm sàn nâng bị hư hỏng sau thời gian sử dụng.

Bên cạnh chất liệu còn có các yếu tố về khách quan hay chủ quan sẽ bị phát sinh khi thi công lắp đặt cũng là yếu tố tác động đến báo giá của các đơn vị cung cấp và lắp đặt.

Quy trình khi thi công lắp đặt sàn nâng

Tiến hành đo đạc: đơn vị thi công sẽ tới không gian cần thực hiện để đo đạc và lên bản mẫu cho các chi tiết như ổ cắm điện, thiết bị, vách ngăn,... Đưa ra ý kiến và thống nhất với khách hàng về bản vẽ công trình.

Bước 1: Xử lí toàn bộ nền cũ bằng những phương pháp chuyên dụng.

Bước 2: Kĩ sư đo đạc và xác định chiều cao của sàn, tuỳ nhu cầu của khách hàng.

Bước 3: Tiến hàng chia ô sàn nâng và xác định vị trí của đế sàn, từ đó ổn định chân đế bằng các loại keo chuyên dụng. Lúc này có thể điều chỉnh độ cao của sàn bằng hệ thống ren của chân đế.

Bước 4: Nhân viên kiểm tra hệ thống thanh ngang

Bước 5: Ráp tấm mặt sàn

Hoàn thiện: sau khi kỹ thuật lắp đặt xong, công ty thi công sẽ tiến hành kiểm tra rà soát hệ thống lần cuối trước khi bàn giao.

Vệ sinh sạch sẽ toàn bộ hệ thống, làm sạch đánh xi bóng và tạo độ trơ mặt sàn sau đó bàn giao lại cho khách hàng.

5/5 (14 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ