1. Keo dán mặt lưng của sàn nhựa giả gỗ không chắc chắn
Nhiều người sử dụng có thể cho rằng sàn nhựa giả gỗ miếng hoặc tấm ván với keo dán ở mặt sau sẽ không đảm bảo được sự chắc chắn. Chất dính khi tiếp xúc với nền có thể bị mất sau một thời gian sử dụng hoặc bị bong ra khi thời tiết nồm ẩm. Điều này là không đúng bởi khi sản xuất và thiết kế sàn nhựa giả gỗ, các thợ thi công đã phải tính toán đến mọi trường hợp có thể xảy ra.
Với các thương hiệu sàn nhựa giả gỗ cao cấp, keo dính của sản phẩm rất chắc chắn và dễ sử dụng. Chúng thậm chí có thể dính vào mà không cần sử dụng thêm keo hoặc băng dính. Tuy nhiên, để tấm sàn có thể dính được chắc chắn nhất, bạn nên lau sàn sạch sẽ, để khô ráo và không để lại các mảnh vụn hay vật thể cứng ở dưới trước khi tiến hành thi công.
Hơn nữa, nếu không yên tâm với sàn nhựa giả gỗ keo dán, bạn có thể thay thế bằng sàn nhựa giả gỗ hèm khóa hiện đại. Chất lượng của hai loại đều như nhau và chỉ khác biệt ở quy trình lắp đặt.
2. Sàn nhựa giả gỗ thường đơn điệu và tối giản
Điều này có thể đúng với những loại sàn nhựa giả gỗ được thiết kế từ nhiều năm trước. Khi công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế, các sản phẩm sàn nhựa giả gỗ thường đơn giản và không cầu kỳ. Nhưng những đổi mới trong công nghệ hiện nay đã giúp sàn nhựa giả gỗ trở nên đa dạng hơn trước. Sàn nhựa giả gỗ có nhiều màu sắc và thiết kế vân gỗ để người dùng lựa chọn. Bạn có thể thiết kế nhà ở theo sở thích và nhu cầu sử dụng mà không phải lo lắng rằng sàn nhựa giả gỗ sẽ khiến căn nhà của bạn trở nên quá đơn điệu. Với người yêu thích phong cách tối giản thì có thể chọn sàn nhựa giả gỗ trơn và đơn sắc, căn nhà vẫn đảm bảo được sự thoáng đãng và sang trọng.
Không chỉ đa dạng về thiết kế, mẫu mã, sàn nhựa giả gỗ còn có nhiều lựa chọn về kích thước. Quyết định về kích thước của sản phẩm phụ thuộc vào không gian phòng và nhu cầu của gia đình.
3. Sàn nhựa giả gỗ không phù hợp với phòng bếp
Lầm tưởng này có thể xuất phát từ việc sàn nhựa giả gỗ rất giống với gỗ tự nhiên, khiến người dùng có cảm giác sản phẩm không thể kháng nước tốt. Trên thực tế, khả năng chống nước tốt là một ưu điểm lớn của sàn nhựa giả gỗ nên việc sử dụng vật liệu này tại các vị trí có độ ẩm cao như phòng bếp, nhà tắm là hoàn toàn phù hợp. Hơn nữa, thức ăn hoặc nước sốt khi bị rơi xuống sàn có thể được vệ sinh dễ dàng với nước có pha thêm chút nước lau sàn. Với các vết bẩn cứng đầu như dầu mỡ, bạn có thể dùng các chất tẩy rửa để xử lý với tư vấn của các chuyên gia.
4. Không có sự khác biệt giữa các loại sàn nhựa giả gỗ
Điều này là không đúng. Không có loại sàn nhựa giả gỗ nào là hoàn toàn giống nhau. Có rất nhiều loại sàn nhựa giả gỗ như loại dán keo, hèm khóa hay dựa trên đặc tính và thành phần cấu tạo thì có sàn WPC, SPC và LVF.
- Sàn gỗ nhựa WPC (Wood Plastic Composite): Loại sàn này có khả năng chống nước rất cao và được cấu thành từ bột gỗ, hạt nhựa PVC hoặc PE và các chất phụ gia khác. WPC có thể được sử dụng để thiết kế cả nội thất và ngoại thất cho gia đình.
- Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite): Cấu tạo của loại sàn này bao gồm bột đá canxi cacbonat tự nhiên, hạt nhựa nguyên sinh PE và các chất phụ gia. Điểm khác biệt lớn nhất giữa SPC với các loại sàn nhựa khác là ở chi phí, trọng lượng và cảm giác sử dụng. Do có lõi là bột đá và nhựa nên vật liệu này có thể nặng hơn một chút và không đem lại cảm giác thoải mái cho chân do thiết kế bề mặt vân gỗ tự nhiên. Sàn nhựa SPC chỉ có một dạng duy nhất là sàn SPC hèm khóa.
- Sàn nhựa LVF (Luxury Vinyl Plank): Sàn nhựa LVF được làm từ sáu đến tám lớp vật liệu: lớp chống tia UV, lớp áo, lớp tạo hình, lớp PVC, lõi WPC hoặc SPC và lớp đệm. Loại sàn này có hai dạng thi công là keo dính và hèm khóa.
5. Sàn nhựa giả gỗ gây hại cho sức khỏe
Nhiều người cho rằng các sản phẩm sản xuất từ nhựa đều có các loại chất độc hại cho sức khỏe con người. Trong quá khứ, khi tiêu chuẩn sản xuất không cao, sàn nhựa giả gỗ chứa nhiều chì, cadmium và VOCs (chất hữu cơ bay hơi). Ngày nay, công nghệ sản xuất hiện đại hơn, các sản phẩm sàn nhựa giả gỗ được làm từ nhựa chưa qua sử dụng, có khả năng thoát khí VOCs và không gây độc hại cho người sử dụng và môi trường.
6. Khó để lắp đặt sàn nhựa giả gỗ
Thi công sàn nhựa giả gỗ rất đơn giản và bạn hoàn toàn có thể tự mình thực hiện mà không cần thuê thợ lắp đặt.
- Với loại sàn nhựa dán keo thì bạn chỉ cần dán tấm sàn trên một nền nhà phẳng và được làm sạch để tăng cường độ kết dính của sàn với mặt nền.
- Nếu bạn sử dụng loại sàn nhựa hiện đại như dạng hèm khóa thì cần có kỹ thuật và sự tỉ mỉ hơn sàn nhựa thông thường. Bạn vẫn có thể tự thực hiện nhưng nếu chưa có kinh nghiệm, bạn nên thuê thợ thi công chuyên nghiệp để tiến hành lắp đặt nhanh chóng hơn.
- Với sàn nhựa giả gỗ dạng tấm cuộn, bạn có thể cắt các tấm để đặt vào các vị trí sao cho phù hợp và vừa vặn với không gian của gia đình. Để vật liệu được cố định chắc chắn, bạn cũng có thể bôi lớp keo dính lên sàn trước khi cẩn thận trải tấm sàn nhựa ra.
7. Sàn nhựa giả gỗ và sàn Linoleum là một
Sàn nhựa giả gỗ và sàn Linoleum hoàn toàn khác nhau. Sàn Linoleum có nguồn gốc hoàn toàn tự nhiên (lên đến 98%) và được cấu thành từ dầu lanh, nhựa thông và các vật liệu hữu cơ khác. Một số điểm khác biệt giữa hai vật liệu này để người dùng có thể phân biệt:
- Sàn nhựa giả gỗ:
- Được làm từ PVC bền vững
- Có lớp bảo vệ chống mài mòn
- Có các tùy chọn lớp lót bao gồm sợi thủy tinh, bọt xốp hoặc lông vũ
- Lắp đặt dễ dàng, có thể tự thực hiện
- Vệ sinh và bảo quản đơn giản
- Sàn Linoleum
- Được làm từ các nguyên liệu tự nhiên
- Có tính kháng khuẩn
- Có tính chống tĩnh điện
- Cần được phủ lớp chống thấm mỗi năm
- Cần có thợ lắp đặt chuyên nghiệp
Thông thường, sàn nhựa giả gỗ sẽ rẻ hơn sàn Linoleum nhưng thời gian sử dụng của sàn Linoleum có thể gấp đôi sàn nhựa. Nếu không bảo quản đúng cách và thường xuyên, sàn Linoleum có thể bị hư hỏng nhanh chóng.
8. Sàn nhựa giả gỗ và sàn gỗ công nghiệp giống nhau
Một vật liệu khác cũng thường bị nhầm lẫn với sàn nhựa giả gỗ là sàn gỗ công nghiệp. Nếu chỉ nhìn vào hình dáng bên ngoài, nhiều người sẽ không thể phân biệt được hai loại vật liệu này. Tuy nhiên, xét về cấu tạo và đặc tính thì sàn nhựa giả gỗ và sàn gỗ công nghiệp lại có nhiều điểm khác biệt quan trọng.
- Sàn nhựa giả gỗ
- Cấu tạo từ nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia khác
- Có khả năng chống nước tốt
- Vệ sinh và bảo quản dễ dàng
- Có thể tự thi công
- Khả năng cách âm cao hơn sàn gỗ công nghiệp
- Tương đối mỏng
- Phù hợp để sử dụng ở hầu hết mọi vị trí trong nhà
- Sàn gỗ công nghiệp
- Thành phần cấu tạo chính là bột gỗ và bột nhựa
- Khả năng chống, thấm nước hạn chế
- Cần vệ sinh theo tư vấn của chuyên gia
- Bền, chắc chắn, chống mài mòn, trầy xước tốt
- Tạo cảm giác thoải mái cho chân khi di chuyển
- Chỉ có thể sử dụng ở những vị trí khô ráo, độ ẩm thấp
9. Sàn nhựa giả gỗ chỉ phù hợp với không gian nhỏ
Với loại sàn nhựa giả gỗ sử dụng keo dán, nhiều người cho rằng chúng không phù hợp để lắp đặt trong không gian rộng bởi có thể bị chồng lên nhau hoặc cong, vênh. Điều này không đúng bởi nó còn phụ thuộc vào cách lắp đặt sàn. Bạn vẫn có thể sử dụng sàn nhựa giả gỗ trong không gian rộng nhưng trong quá trình lắp đặt cần có sự tỉ mỉ và khéo léo. Nếu không có kinh nghiệm, bạn nên thuê thợ đến thi công và lắp đặt.
10. Dễ bị phai màu
Các sản phẩm sàn nhựa giả gỗ được sản xuất từ nhiều lớp để tạo được hình dáng giống với gỗ tự nhiên và cảm giác thoải mái cho căn nhà. Nhiều người có thể cảm thấy không yên tâm và cho rằng lớp trên cùng sẽ mờ đi trong quá trình sử dụng do lượng người đi lại nhiều. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề quá lớn bởi sàn nhựa giả gỗ thường có một lớp phủ bề mặt để bảo vệ các lớp phía dưới, đặc biệt là giảm phai, nhạt màu và tránh trầy xước do va đập.
Để đảm bảo sàn nhựa giả gỗ có thể giữ được màu trong nhiều năm sử dụng, bạn cũng cần vệ sinh và bảo quản vật liệu đúng cách. Sàn nhựa giả gỗ dễ vệ sinh nhưng người dùng không thể vì vậy mà chủ quan. Bạn cũng nên tránh để sàn tiếp xúc với các vật nhọn hoặc quá nặng bởi sàn không dày như sàn gỗ công nghiệp nên rất dễ bị trầy, xước và hư hỏng.
11. Sàn nhựa giả gỗ thường trơn trượt
Sàn nhựa giả gỗ có thể khiến người dùng lo ngại về khả năng bị trượt ngã, đặc biệt khi gia đình có người già hoặc trẻ nhỏ do thiết kế trơn, phẳng. Tuy nhiên, vấn đề về trơn trượt khi di chuyển là vấn đề phổ biến với bất kỳ loại sàn nào. Sàn nhựa giả gỗ mỏng và mịn nhưng không trơn và không gây đau đớn khi bị ngã như với gạch men hay sàn gỗ tự nhiên. Hơn nữa, loại sàn này có độ bền và khả năng chịu lực tương đối cao nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
12. Sàn nhựa giả gỗ có giá thành cao
Với nhiều ưu điểm vượt trội so với các loại sàn khác, suy nghĩ rằng sàn nhựa giả gỗ có giá thành cao là điều bình thường. Không có mức giá cố định cho sàn nhựa giả gỗ cũng như chi phí thi công, lắp đặt. Giá thành còn phụ thuộc vào sản phẩm bạn lựa chọn là bình dân hay cao cấp. Nhưng sàn nhựa giả gỗ chắc chắn sẽ rẻ hơn sàn gỗ tự nhiên hay gạch men truyền thống. Bạn nên tìm hiểu về bảng giá thi công sàn nhựa giả gỗ để có thể nắm bắt được giá cả và có quyết định phù hợp.
Nếu không biết nên lựa chọn đơn vị phân phối sàn nhựa giả gỗ chất lượng, bạn có thể tham khảo Số 1 Trường Thành - địa chỉ uy tín chuyên cung cấp sàn nhựa giả gỗ giá rẻ tại Hà Nội. Đơn vị luôn cam kết đem đến những sản phẩm nhập khẩu chính hãng với chất lượng tốt nhất đến với người dùng.
Tham khảo từ flooringinc.com và kobler.com.vn