Skip to content
07 khác biệt lớn nhất của sân cỏ nhân tạo và cỏ tự nhiên
Tư vấn

07 khác biệt lớn nhất của sân cỏ nhân tạo và cỏ tự nhiên

Sân cỏ nhân tạo và cỏ tự nhiên là những loại sân được sử dụng rất phổ biến nhờ các đặc điểm đặc trưng của từng loại cỏ. Cỏ nhân tạo có ưu điểm về độ bền, ít cần bảo dưỡng và thích ứng linh hoạt, trong khi đó cỏ tự nhiên mang lại cảm giác chân thật, điều hòa nhiệt độ tốt và tốn mức chi phí lắp đặt thấp.

Trên thực tế, cỏ tự nhiên và cỏ nhân tạo có rất nhiều điểm khác biệt như về cấu tạo, cách sản xuất, thi công, sử dụng,... Tuy nhiên, khi xét về tình huống thực tế, có 7 điểm khác biệt quan trọng nhất mà bạn nên nắm rõ trước khi quyết định thi công cỏ nhân tạo hay cỏ tự nhiên để đáp ứng nhu cầu sử dụng tốt nhất, bao gồm: độ bền, tính an toàn, góc độ thẩm mỹ và khả năng bám sơn, khả năng thích ứng với môi trường, tính ứng dụng, thi công và chăm sóc.

1. Độ bền, tần suất sử dụng và tuổi thọ

Cỏ nhân tạo

Một trong những đặc điểm hàng đầu của thảm cỏ nhân tạo chất lượng là độ bền cao và tuổi thọ cao. Do được làm bằng các vật liệu nhựa chất lượng cao, cỏ nhân tạo có thể chịu được tần suất sử dụng lớn, ít bị hao mòn hơn cỏ tự nhiên. Nhờ ưu điểm này nên cỏ nhân tạo thường được trải tại các khu vực có mức độ sử dụng thường xuyên cao.

Độ bền và tính đàn hồi của cỏ nhân tạo cho phép người dùng sử dụng liên tục trong nhiều giờ mà không lo gây hư hỏng hay tăng tốc độ hao mòn, phù hợp cho sân bóng đá hoặc sân chơi. Nếu được lắp đặt và chăm sóc đúng cách, cỏ nhân tạo có thể sử dụng lên tới 10 năm, thậm chí là 15 năm.

Cỏ tự nhiên

Mặc dù không bền bằng cỏ nhân tạo, cỏ tự nhiên vẫn có tuổi thọ tương đối dài nếu được chăm sóc đúng cách. Cỏ tự nhiên có khả năng sinh sôi và phục hồi trong mùa sinh trưởng, từ đó có thể tự khắc phục các hư hỏng. Các biện pháp bảo dưỡng như cắt cỏ, gieo hạt, tưới nước và bón phân định kỳ giúp cải thiện quá trình phục hồi, kéo dài tuổi thọ và giữ bề mặt sân ổn định.

2. Độ an toàn và tính ổn định

Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo được thiết kế để tăng sự an toàn cho người đi lại trên mặt cỏ, đặc biệt là trên các sân bóng đá với cường độ di chuyển liên tục và phải chịu các tác động mạnh. Một trong những lợi thế lớn của cỏ nhân tạo là mang tới bề mặt ổn định và tương đối bằng phẳng, không mọc dài thêm và không phát triển rễ như cỏ tự nhiên làm thay đổi cấu trúc của đất, tạo nên các vết lõm hoặc điểm bị gồ lên. Đặc điểm này giúp giảm nguy cơ bước hụt, vấp hoặc trượt ngã.

Bên cạnh đó, lớp chất độn (hạt cao su, cát,...) trên thảm cỏ cũng giúp tăng độ bám khi di chuyển, hấp thụ sốc và giảm chấn khi người di chuyển trên thảm cỏ bị ngã. Ngoài ra, cỏ nhân tạo không sản sinh phấn hoa hoặc lông ngứa như cỏ tự nhiên, phù hợp cho những người có da nhạy cảm hoặc bị dị ứng, đặc biệt là trẻ em.co-nhan-tao-an-toan-cho-tre-em.jpg (137 KB)

Tuy nhiên, vẫn có một số vấn đề cần lưu ý liên quan đến tính an toàn của cỏ nhân tạo:

  • Nhiệt độ cao: Vào những ngày nắng gay gắt của mùa hè miền Bắc lên tới 38 - 40°C, cỏ nhân tạo có thể hấp thụ nhiệt và trở nên nóng hơn, tạo cảm giác bỏng rát khi chạm vào. Khi đó, bạn có thể làm mát thảm cỏ bằng cách tưới nước hoặc che chắn.
  • Chấn thương do bị cỏ cứa: Khi bạn bị ngã trên thảm cỏ nhân tạo, do các sợi cỏ được làm bằng chất liệu tổng hợp nên vẫn có độ cứng nhất định, có thể cứa làm rách da.

Cỏ tự nhiên

Cỏ tự nhiên mang lại cảm giác êm và thoải mái hơn khi di chuyển nhưng cũng có một số vấn đề về an toàn mà bạn cần quan tâm. Bề mặt sân cỏ tự nhiên sau một thời gian có thể trở nên không bằng phẳng do sự phát triển của rễ cỏ hoặc cây cối xung quanh, làm xuất hiện vết lõm hoặc chỗ nhô lên, dễ gây vấp ngã hoặc chấn thương, đặc biệt ở vùng mắt cá chân.

Thêm vào đó, phấn hoa hoặc lông cỏ từ cỏ tự nhiên có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến sức khỏe hô hấp của một số người.

3. Góc độ thẩm mỹ

Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhờ vẻ ngoài xanh tươi quanh năm. Vật liệu này gần như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hay mùa vụ, giữ được màu sắc và độ dày ổn định trong thời gian dài. 

Bên cạnh tính ổn định về mặt thẩm mỹ, sợi cỏ nhân tạo còn dễ bám sơn nên người ta thường dùng cỏ nhân tạo sân bóng cho nhiều sân vận động để dễ kẻ vạch. Đặc biệt một số sân vận động cỏ nhân tạo đã vẽ logo hoặc tên của đội chủ sân để tăng tính nhận diện và thể hiện tinh thần thể thao.

Sân cỏ nhân tạo bắt sơn rất tốt
Sân cỏ nhân tạo bắt sơn rất tốt

Cỏ tự nhiên

Cỏ tự nhiên mang lại vẻ đẹp gần gũi và hòa hợp với thiên nhiên - đây là yếu tố mà cỏ nhân tạo không thể sao chép 100% được. Tuy nhiên, cỏ tự nhiên không dễ bám sơn như cỏ nhân tạo và cũng không thể giữ được sắc xanh quanh năm mà sẽ thay đổi tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và cách chăm sóc. Đặc biệt trong mùa khô ở miền Nam, thường từ tháng 11 đến tháng 4, cỏ có thể xuất hiện những mảng nâu hoặc úa vàng, mất đi sự tươi tốt. 

4. Khả năng thích ứng với môi trường

Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo có thể chịu được nhiều kiểu thời tiết, thích hợp với khí hậu đa dạng và thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam. Chẳng hạn như trong điều kiện mưa lớn dài ngày, bạn không cần quá lo lắng cho bãi cỏ của mình vì cỏ nhân tạo sẽ không bị chết úng như cỏ tự nhiên. Đồng thời thi công cỏ nhân tạo sẽ bao gồm cả hệ thống thoát nước nên sẽ tránh được tình trạng nước đọng, trơn trượt.

Bên cạnh đó, cỏ nhân tạo có thể chịu được thời tiết nóng thông thường. Còn khi trời nắng gay gắt trong thời gian dài, sợi cỏ có thể bị “héo” do hấp thụ lượng nhiệt lớn. Tuy nhiên, như đã nêu trên, bạn có thể giải quyết vấn đề này bằng cách tưới nước lên thảm cỏ để làm mát hoặc dùng các biện pháp che chắn.

Ngoài ra, cỏ nhân tạo có thể trải trên nhiều loại nền khác nhau, chẳng hạn như nền đất, bê tông,... Chỉ cần chuẩn bị mặt nền đủ tốt thì bạn có thể trải cỏ nhân tạo ở nhiều khu vực khác nhau.

Cỏ tự nhiên

Cỏ tự nhiên cũng có thể chịu được nhiều loại thời tiết. Trong điều kiện trời nắng nóng, cỏ tự nhiên có khả năng chống chịu tương tự như cỏ nhân tạo nhưng cách phản ứng lại khác nhau.

Khác với cỏ nhân tạo, cỏ tự nhiên có thành phần hữu cơ và có quá trình trao đổi chất, từ đó tự tạo ra độ ẩm và làm mát mặt cỏ. Bên cạnh đó, bề mặt cỏ tự nhiên có khả năng phản xạ lại ánh sáng và nhiệt độ nên có thể phần nào giảm bớt tác động của nắng nóng. Tuy nhiên, cỏ tự nhiên cần nước và độ ẩm để sinh trưởng, trong điều kiện nắng nóng gay gắt, độ ẩm sẽ bốc hơi nhanh hơn và khiến cỏ bị mất nước, dẫn đến hiện tượng cỏ bị héo và đổi màu.

Còn trong điều kiện mưa lớn dài ngày gây ngập úng, cỏ tự nhiên có thể bị chết úng nếu không thoát nước kịp thời.

Ngoài ra, cỏ tự nhiên cũng chỉ có thể trồng trên nền đất tại những khu vực đảm bảo các điều kiện sinh trưởng của cỏ như ánh nắng, dinh dưỡng trong đất, nguồn nước,...

5. Tính ứng dụng

Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo được ứng dụng trong nhiều mục đích và khu vực khác nhau, chẳng hạn như sân chơi của trẻ em; ban công, sân thượng, sân vườn trong khu dân cư, nhà hàng, khách sạn, resort; sân bóng đá trong trường học hoặc cho các giải phong trào. Đồng thời, cỏ nhân tạo còn được dùng trong trang trí nội thất như trải bục sân khấu hoặc gắn lên tường.

Trong đó cỏ nhân tạo được ứng dụng phổ biến nhất tại các khu vực lớn để tạo quang cảnh như làm cỏ nhân tạo sân vườn tại nhà, khu nghỉ dưỡng,... do loại cỏ này ít tốn công chăm sóc và luôn xanh mát quanh năm.

Ngoài ra, bên cạnh thảm cao su, hiện nay các sân chơi trẻ em cũng ứng dụng cỏ nhân tạo rất phổ biến do vật liệu này sạch sẽ, có độ bám tốt làm giảm nguy cơ trượt ngã và không thu hút các loại bọ và vi khuẩn như cỏ tự nhiên, đảm bảo an toàn cho các bé chơi đùa. 

Sân đá bóng, sân vườn, sân khu nghỉ dưỡng và sân chơi trẻ em bằng cỏ nhân tạo
Sân đá bóng, sân vườn, sân khu nghỉ dưỡng và sân chơi trẻ em bằng cỏ nhân tạo

Cỏ tự nhiên

Hiện nay, sân cỏ tự nhiên phổ biến nhất là sân bóng đá cho các giải đấu chuyên nghiệp, cần đảm bảo tính kỹ thuật cao và không sử dụng quá liên tục. Bên cạnh đó, cỏ nhân tạo cũng có thể làm sân vườn, tạo quang cảnh nhưng thường ở quy mô nhỏ để dễ chăm sóc.

6. Phương án thi công

Cỏ nhân tạo

Thảm cỏ nhân tạo có thể hoàn thiện thi công trong thời gian ngắn, thường chỉ cần chuẩn bị nền, trải cỏ và thực hiện thêm một bước cố định là có thể đi vào sử dụng.

Chi phí ban đầu để lắp đặt cỏ nhân tạo có thể tương đối cao, tùy thuộc vào loại và chất lượng cỏ. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng so với cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo chất lượng sẽ có tuổi thọ bằng hoặc thậm chí là dài hơn, mức chi phí cho chăm sóc và bảo dưỡng cũng thấp hơn nhiều.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thi công sân cỏ nhân tạo:

  • Kích thước và kết cấu của sân: Sân cỏ có kích thước càng lớn hoặc thiết kế càng phức tạp (chẳng hạn như sân đa năng hoặc sân có hình dáng đặc biệt) sẽ cần quy trình thi công tỉ mỉ hơn, làm tăng thêm chi phí.
  • Chất lượng vật liệu cỏ: Lựa chọn cỏ nhân tạo chất lượng cao sẽ làm tăng chi phí đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, các loại cỏ này thường bền hơn, an toàn hơn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng về lâu dài.
  • Chất lượng chất độn: Đây là bộ phận đóng vai trò quan trọng để tối ưu hóa độ an toàn và hiệu suất của sân, không thể thiếu trong thảm cỏ nhân tạo sân bóng hoặc sân chơi.
  • Hệ thống thoát nước: Chi phí dành cho hệ thống này phụ thuộc vào khí hậu và điều kiện đất đai tại khu vực, chẳng hạn như khu vực thường có lượng mưa lớn, đất cứng, nhiều sỏi đá sẽ có mức chi phí thi công hệ thống thoát nước cao hơn.
  • Nhân công và thiết bị: Đây cũng là hai yếu tố chiếm phần trăm đáng kể trong tổng chi phí công trình.

Cỏ tự nhiên

So với cỏ nhân tạo, chi phí ban đầu để thi công sân cỏ tự nhiên thường thấp hơn nhưng thời gian thi công thường khá dài do cần thêm thời gian chăm sóc để mặt cỏ ổn định thì mới có thể đi vào sử dụng, nếu trồng cỏ bằng hạt thì có thể mất tới 1-2 tháng.

Tổng chi phí thi công cỏ tự nhiên có thể thay đổi tùy thuộc vào các yếu tố chính sau:

  • Thi công bằng hạt giống hoặc thảm cỏ: Thi công bằng thảm cỏ tự nhiên sẽ tốn mức chi phí cao hơn nhưng có thể sử dụng được ngay và giảm thời gian chuẩn bị mặt sân. Còn nếu bạn chọn gieo hạt thì chi phí ban đầu rẻ hơn nhưng sẽ tốn nhiều thời gian và công sức chăm sóc.
  • Chuẩn bị mặt bằng: Chuẩn bị nền đất để gieo hoặc trải cỏ bao gồm san lấp, kiểm tra đất và cải tạo để cải thiện độ phì nhiêu. Chi phí sẽ phụ thuộc vào độ phức tạp của địa hình và tình trạng đất ban đầu.
  • Hệ thống tưới tiêu: Sân cỏ tự nhiên cần hệ thống tưới tiêu để giúp cỏ phát triển và xanh tươi. Kích thước sân và mức độ phức tạp của hệ thống tưới tiêu sẽ ảnh hưởng đáng kể đến chi phí thi công.
  • Nhân công và thiết bị: Tương tự như cỏ nhân tạo, sử dụng thiết bị và nhân công cho việc san đất hay gieo hạt, trải cỏ cũng góp phần làm tăng chi phí tổng thể.

4.jpg (109 KB)

7. Chăm sóc và bảo dưỡng

Cỏ nhân tạo

Cỏ nhân tạo đòi hỏi quy trình bảo dưỡng đơn giản hơn so với cỏ tự nhiên. Các công việc bảo dưỡng chính bao gồm:

  • Vệ sinh cơ bản: Bao gồm các công việc như chải thẳng sợi cỏ, quét rác, san đều lại chất độn và kiểm tra các dấu hiệu hư hỏng, hao mòn. Thực hiện khoảng 3-4 tuần/lần. Ngoài ra, bạn có thể tưới nước để rửa cỏ hoặc trong điều kiện thời tiết oi nóng để làm mát mặt sân.
  • Sửa chữa: Khi kiểm tra và phát hiện các vấn đề như xuất hiện vết rách nhỏ, bạn có thể tự khâu lại và san lại chất độn để che đường khâu. Còn trong trường hợp xuất hiện các hư hỏng nghiêm trọng hơn, bạn nên liên hệ đến đơn vị thi công cỏ nhân tạo sân bóng để tiến hành bảo dưỡng cỏ nhân tạo chuyên nghiệp.
  • Thay chất độn: Các loại chất độn như cát hoặc cao su vụn có thể bị nén chặt hoặc bị mòn đi theo thời gian. Bạn nên bổ sung hoặc thay thế các chất này này khi cần thiết.

Cỏ tự nhiên

Sân cỏ tự nhiên đòi hỏi quy trình bảo dưỡng thường xuyên và cẩn thận hơn so với cỏ nhân tạo. Các công việc chính bao gồm:

  • Cắt cỏ thường xuyên: Bạn sẽ cần cắt cỏ định kỳ để duy trì độ cao lá cỏ phù hợp. Để cắt cỏ, bạn sẽ cần sử dụng kéo hoặc máy cắt cỏ chuyên dụng, tùy kích thước khu vực.
  • Tưới nước: Với cỏ tự nhiên, bạn sẽ chỉ cần tưới nước định kỳ, đặc biệt khi trời nắng gắt để giữ cho cỏ được tươi tốt.
  • Bón phân: Bón phân định kỳ giúp bổ sung dưỡng chất và hỗ trợ sự phát triển đồng đều của cỏ.
  • Kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh: Cỏ tự nhiên thường thu hút sâu bệnh và xen lẫn cỏ dại. Để xử lý vấn đề này, người dùng sẽ phải sử dụng các loại hóa chất chuyên dụng, có thể dẫn đến gián đoạn thời gian sử dụng và có hại cho sức khỏe người dùng.
  • Sục khí và gieo hạt giống mới: Sục khí giúp tăng độ thoáng khí của đất, gieo hạt bổ sung định kỳ duy trì mật độ cỏ và sửa chữa các khu vực bị mòn. Cả hai công việc này đều yêu cầu thiết bị chuyên dụng và nhân công lành nghề.
5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ