
Sàn nhựa hèm khóa
Cấu tạo và cách lắp đặt
Sàn nhựa hèm khóa có thành phần chủ yếu bao gồm bột nhựa PVC, bột đá và các chất phụ gia khác, mang lại độ bền chắc và khả năng chịu lực cao. Đặc trưng nổi bật của loại sàn này là thiết kế hèm khóa ở 4 cạnh, còn gọi là khớp âm – dương. Cấu trúc này cho phép các tấm hoặc thanh sàn kết nối chặt chẽ với nhau mà không cần sử dụng keo dán, rất thuận tiện cho quá trình lắp đặt, tháo gỡ và tái sử dụng.
Sàn nhựa hèm khóa có độ dày đa dạng, dao động từ 3,5mm đến 8mm, trong đó loại dày 4mm là phổ biến nhất trên thị trường. Độ dày này không chỉ đảm bảo sự chắc chắn mà còn giúp nâng cao khả năng cách âm, cách nhiệt và tăng tính thẩm mỹ cho không gian lắp đặt.
Ưu điểm
Thi công và hoàn thiện nhanh chóng: Sàn nhựa hèm khóa được thiết kế với các khớp hèm khóa âm – dương giúp quá trình lắp đặt diễn ra nhanh chóng mà không cần dùng keo. Người dùng có thể sử dụng ngay sau khi hoàn thiện, không cần thời gian chờ keo khô như sàn nhựa dán keo, tiết kiệm đáng kể thời gian thi công.
Độ bền cao: Nhờ cấu tạo từ bột nhựa PVC và bột đá, sàn nhựa hèm khóa có khả năng chịu lực tốt, ít bị cong vênh hay biến dạng dưới tác động của ngoại lực.
Khả năng chống nước và chống ẩm mốc: Nhờ các khớp nối chặt chẽ không cho nước lọt qua và lớp bề mặt có khả năng chống nước, sàn nhựa hèm khóa là lựa chọn lý tưởng cho các khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, phòng tắm. Từ đó, sàn không bị ẩm mốc, đảm bảo an toàn sức khỏe người sử dụng và duy trì độ bền trong thời gian dài.
Khả năng cách âm: Loại sàn này giúp giảm tiếng ồn hiệu quả, mang lại không gian yên tĩnh và thoải mái, đặc biệt phù hợp cho phòng ngủ hay phòng làm việc.
Dễ dàng tái sử dụng: Các tấm sàn có thể được tháo gỡ và lắp đặt lại ở vị trí khác mà không làm hư hại đến nền nhà hoặc ảnh hưởng đến chất lượng sàn.

Nhược điểm
Chi phí cao hơn: Chi phí của sàn nhựa hèm khóa thường cao hơn so với sàn nhựa dán keo, do cấu trúc hèm khóa phức tạp và chất lượng vật liệu cao hơn. Điều này có thể khiến người dùng phải cân nhắc nếu ngân sách hạn chế.
Cần đảm bảo chính xác các yếu tố kỹ thuật: Các khớp hèm khóa cần được ghép đúng cách để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền của sàn. Nếu việc lắp đặt không chính xác, sàn có thể không khớp hoàn toàn, gây ảnh hưởng đến chất lượng sử dụng.
Ứng dụng
Không gian gia đình: Sàn nhựa hèm khóa thường được sử dụng trong phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp nhờ tính linh hoạt, khả năng cách âm và chống nước. Đặc biệt, trong các khu vực như nhà bếp, phòng tắm, ban công, dưới mái hiên,..., loại sàn nhựa ngoài trời vẫn giữ được độ bền và không bị ẩm mốc dù tiếp xúc với nước thường xuyên.
Văn phòng và công trình thương mại: Xuất phát từ ưu điểm độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, sàn nhựa hèm khóa rất phù hợp cho văn phòng làm việc, cửa hàng, phòng họp hay các trung tâm thương mại có lưu lượng người qua lại lớn.
Trường học và bệnh viện: Khả năng chống mài mòn và dễ vệ sinh của sàn nhựa hèm khóa mang lại sự an toàn và tiện lợi cho các khu vực như lớp học, hành lang hoặc phòng khám.

Sàn nhựa dán keo
Cấu tạo và cách lắp đặt
Sàn nhựa dán keo chủ yếu được làm từ nhựa tổng hợp, trong đó PVC (Polyvinyl Chloride) là thành phần chính, mang lại sự bền bỉ và khả năng chống mài mòn tốt. Sàn nhựa dán keo có cấu tạo đơn giản, bao gồm một lớp nhựa PVC bền chắc và lớp keo dùng để gắn sàn với bề mặt nền bên dưới.
Có hai loại sàn nhựa dán keo phổ biến:
- Sàn nhựa dùng keo riêng: Để thi công sàn nhựa dán keo này, người sử dụng sẽ cần mua keo dán sàn nhựa chuyên dụng. Keo dán có tác dụng dính chắc chắn sàn nhựa với nền nhà trong thời gian dài (khoảng 10 - 20 năm).
- Sàn nhựa có keo sẵn (sàn nhựa tự dán): Đây là loại sàn nhựa được tích hợp sẵn lớp keo ở mặt sau tấm sàn, giúp việc thi công trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn mà không cần phải mua keo riêng. Người dùng thường tự thi công loại sàn này.
Ưu điểm
Giá rẻ: Sàn nhựa dán keo có chi phí thấp hơn so với các loại sàn khác, là lựa chọn phù hợp với ngân sách hạn chế.
Dễ thi công lắp đặt: Quá trình lắp đặt nhanh chóng và đơn giản, đặc biệt với loại sàn có keo sẵn.
Đa dạng mẫu mã: Sàn nhựa dán keo có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng khác nhau, giúp bạn dễ dàng lựa chọn sản phẩm phù hợp với phong cách không gian.
Có thể thi công trên nhiều loại nền: Loại sàn này có thể được lắp đặt trên các bề mặt nền khác nhau như bê tông, gạch men,...
Dễ vệ sinh: Bề mặt sàn nhựa dán keo mịn, dễ lau chùi và giữ sạch sẽ, giúp tiết kiệm thời gian cho công việc vệ sinh hàng ngày.

Độ bền kém: Các tấm sàn nhựa dán keo thường có độ dày từ 1,5mm đến 3mm, mỏng hơn khá nhiều so với sàn nhựa hèm khóa. Do đó, chúng dễ bị mài mòn, trầy xước hơn so với các loại sàn dày hơn như sàn nhựa hèm khóa.
Bề mặt nền cần đảm bảo nhiều yêu cầu: Bề mặt nền cần phải đảm bảo phẳng, sạch sẽ và khô ráo để đảm bảo sàn bám dính tốt. Nếu nền không đáp ứng yêu cầu, keo có thể không bám chặt, dẫn đến tình trạng bong tróc sàn.
Thời gian thi công lâu: Với loại sàn dùng keo riêng, cần chờ từ 15 – 30 phút để keo khô trước khi tiếp tục dán các tấm sàn. Sau khi hoàn thiện sàn nhựa dán keo, sàn cần khoảng 72 giờ để keo khô hoàn toàn và bám dính chắc chắn. Điều này làm tăng thời gian thi công và có thể không phù hợp với các công trình cần sử dụng gấp.
Ứng dụng
Không gian gia đình: Sàn nhựa dán keo thường được sử dụng trong phòng khách, phòng ngủ, hành lang và nhà bếp. Với các ưu điểm dễ lắp đặt và đa dạng mẫu mã, loại sàn này giúp quá trình thi công diễn ra nhanh chóng, hạn chế gián đoạn sinh hoạt gia đình, đồng thời phù hợp với nội thất ngôi nhà. Đặc biệt, khả năng chống nước và dễ vệ sinh giúp sàn nhựa dán keo phù hợp với môi trường có độ ẩm cao như khu vực bếp và phòng tắm.
Văn phòng và công trình thương mại: Với ưu điểm thi công nhanh và bề mặt phẳng, sàn nhựa dán keo được ứng dụng rộng rãi trong các văn phòng, cửa hàng, và trung tâm thương mại. Loại sàn này không chỉ dễ vệ sinh mà còn có khả năng chịu mài mòn, giúp không gian luôn giữ được vẻ đẹp lâu dài.
Khu vực sử dụng tạm thời: Loại sàn này cũng thích hợp cho các công trình sử dụng tạm thời như gian hàng triển lãm vì dễ thi công và tháo lắp nhanh chóng.