
Đặc điểm của sân bóng đá cỏ nhân tạo
Sân bóng đá cỏ nhân tạo bao gồm lớp cỏ sân bóng nhân tạo, lớp chất độn, lớp đế và nền đất. Cỏ nhân tạo được làm từ sợi nhựa tổng hợp (thường là Polyethylene hoặc Polypropylene),mô phỏng theo hình dáng và màu sắc của cỏ tự nhiên. Lớp đệm và đế giúp tăng độ bền, giảm chấn và bảo vệ nền đất bên dưới.
Ưu điểm
- Độ bền cao.
- Chịu được nhiều điều kiện thời tiết, từ nắng nóng đến mưa lớn.
- Ít cần chăm sóc và bảo dưỡng. So với cỏ tự nhiên, sân cỏ nhân tạo không cần cắt cỏ, bón phân hoặc tưới nước thường xuyên, giúp giảm chi phí bảo trì.
- Bề mặt sân ổn định, có tính ma sát, ít bị lún hoặc gồ ghề, đảm bảo an toàn cho người chơi.
- Thoát nước tốt nhờ có hệ thống thoát nước riêng dưới lớp nền.
Nhược điểm
- Dễ hấp thụ nhiệt do có cấu tạo từ chất vô cơ. Dưới thời tiết nắng nóng, bề mặt sân có thể trở nên quá nóng, gây khó chịu cho cầu thủ.
- Tác dụng từ hóa chất. Một số loại cỏ nhân tạo chất lượng thấp, giẻ tiền thường không được xử lý hóa chất triệt để, nếu gặp điều kiện ẩm ướt hoặc nhiệt độ cao, người dùng chạm vào sợi cỏ có thể bị ảnh hưởng từ hóa chất trên sợi cỏ.
Đặc điểm của sân bóng đá bằng vinyl
Sân bóng đá bằng vinyl được tạo nên từ vật liệu tổng hợp (nhựa PVC),bao gồm lớp bề mặt vinyl, lớp in, lớp lõi và lớp đế chống trượt. Vinyl là một loại vật liệu nhựa PVC cao cấp, có độ bền cao, đàn hồi tốt và khả năng chịu lực tốt, phù hợp với các hoạt động thể thao trong nhà và ngoài trời.
Ưu điểm
- Bề mặt phẳng, đồng đều.
- Chống mài mòn, chống trơn trượt.
- Dễ vệ sinh.
- Đa dạng màu sắc và hoa văn.
- Dễ kẻ vạch sân nhờ bề mặt phẳng và mịn.
Nhược điểm
- Có thể bị ảnh hưởng bởi độ ẩm cao hoặc lực tác động mạnh nếu không được chăm sóc và vệ sinh định kỳ.
- Độ đàn hồi thấp hơn so với một số loại vật liệu khác.
- Khó sửa chữa khi có hư hỏng lớn.
- Khả năng chịu nhiệt của vinyl thấp hơn so với một số loại vật liệu khác, vật liệu này dễ hấp thụ nhiệt nên cần chú ý khi thi công ở khu vực nắng nóng.
So sánh một số yếu tố quan trọng
Chi phí
Sân cỏ nhân tạo có chi phí ban đầu cao hơn so với sân vinyl, do yêu cầu về vật liệu như cỏ nhân tạo, lớp đệm và nền đất có chi phí cao hơn. Ví dụ thi công sân bóng 7 người có kích thước 30m x 50m sẽ có chi phí dao động trong khoảng 400 triệu đồng đến 450 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí chăm sóc và sửa chữa phát sinh trong quá trình sử dụng sẽ thấp hơn.
Ngược lại, chi phí lắp đặt thảm vinyl thể thao thường thấp hơn, nhờ cấu tạo tương đối đơn giản. Tuy nhiên, so với cỏ nhân tạo, tuổi thọ của sàn vinyl thường thấp hơn trong điều kiện sử dụng cường độ cao, đòi hỏi thay thế hoặc sửa chữa thường xuyên hơn.
Độ bền và tuổi thọ
Sân cỏ nhân tạo có độ bền cao, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt như nắng nóng, mưa lớn hoặc tuyết. Khi chăm sóc và bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo định kỳ, sân cỏ nhân tạo có thể chơi lên đến 10.000 giờ/năm, tuổi thọ của cỏ sân bóng có thể kéo dài từ 8 – 15 năm.
Trong khi đó, sân vinyl có độ bền tốt trong môi trường được kiểm soát về nhiệt độ, độ ẩm,... nên loại sân này thường được thi công trong nhà, có tuổi thọ trong khoảng 10 - 15 năm. Dưới tác động của ánh nắng mặt trời trực tiếp hoặc độ ẩm cao, bề mặt vinyl có thể bị phai màu, xuất hiện vết nứt hoặc trơn trượt.
Cảm giác và hiệu suất chơi trên sân
Sân cỏ nhân tạo mang lại trải nghiệm gần giống sân cỏ tự nhiên, mang tới bề mặt mềm mại, giảm chấn tốt, hạn chế chấn thương cho cầu thủ. Tuy nhiên, khi xảy ra va chạm mạnh, cỏ nhân tạo có thể tạo ra ma sát cao gây vết thương lớn. Hoặc trong điều kiện nắng nóng, mặt sân dễ hấp thụ nhiệt làm bề mặt sân nóng lên, ảnh hưởng đến độ thoải mái khi di chuyển của cầu thủ.
Sân vinyl có bề mặt phẳng, ổn định khiến tốc độ bóng lăn nhanh hơn so với trên cỏ nhân tạo. Ngoài ra, tương tự với sân cỏ nhân tạo, do mặt sân được làm từ vật liệu tổng hợp nên mặt sân dễ hấp thụ nhiệt và nóng lên nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời liên tục. Tuy nhiên, do thường được thi công trong nhà nên sân vinyl ít gặp tình trạng này hơn sân cỏ nhân tạo.
Khả năng chịu được thời tiết
Sân cỏ nhân tạo có khả năng chịu được nhiều kiểu thời tiết khắc nghiệt, ít bị ảnh hưởng bởi nắng, mưa hay thậm chí cả tuyết. Đặc điểm này giúp sân có thể sử dụng quanh năm mà không lo bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết làm gián đoạn hoạt động.
Trong khi đó, sân vinyl có khả năng chống trơn trượt tốt nhưng lại nhạy cảm với độ ẩm cao và ánh nắng mạnh.
Công việc chăm sóc và bảo dưỡng cần thiết
Các công việc chăm sóc và bảo dưỡng cỏ sân bóng nhân tạo bao gồm định kỳ chải cỏ, vệ sinh bề mặt, xử lý cỏ tự nhiên mọc lẫn nếu có, kiểm tra các đường nối, bổ sung hoặc san đều lớp chất độn, tưới nước để hạ nhiệt khi trời nắng nóng.
Sân vinyl ít cần chăm sóc hơn cỏ nhân tạo, thường chỉ cần kiểu tra dấu hiệu hư hỏng và vệ sinh sạch sẽ nhưng công việc vệ sinh cần thực hiện thường xuyên, đặc biệt là sau mỗi lần sử dụng để tránh trơn trượt hoặc vết bẩn bám lại. Ngoài ra, khi bị hư hỏng, vinyl cần được thay thế cục bộ hoặc toàn bộ để đảm bảo hiệu suất.
Ứng dụng
Như đã nêu ở trên, nhờ các đặc điểm về độ bền, tính chống trơn trượt, chống chịu tốt với nhiều điều kiện thời tiết nên sân cỏ nhân tạo thường dùng cho sân bóng đá ngoài trời Và ngược lại, sân vinyl thường để thi công sân bóng đá trong nhà (còn gọi là bộ môn futsal).
Gợi ý lựa chọn giữa sân bóng đá cỏ nhân tạo và sân bóng đá vinyl
Cả sân bóng đá bằng cỏ nhân tạo và bằng vinyl đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Bạn nên dựa vào các đặc điểm này để lựa chọn loại sân phù hợp với yêu cầu của mình. Trong đó:
Mục đích sử dụng: Nếu sân được sử dụng cho các trận đấu chuyên nghiệp hoặc sử dụng thường xuyên, bạn nên chọn sân cỏ nhân tạo do chất liệu này có độ bền cao hơn. Với các sân trong nhà hoặc yêu cầu thiết kế thẩm mỹ, sân vinyl có thể đáp ứng tốt hơn.
Điều kiện khí hậu: Ở những khu vực có khí hậu khắc nghiệt (nắng nóng, mưa lớn),sân cỏ nhân tạo sẽ chống chịu tốt hơn. Sân vinyl phù hợp hơn với môi trường trong nhà hoặc điều kiện khí hậu ôn hòa.
Ngân sách đầu tư và chi phí bảo dưỡng: Sân cỏ nhân tạo yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn nhưng có tuổi thọ dài và chi phí bảo trì thấp. Ngược lại, sân vinyl có chi phí lắp đặt thấp hơn nhưng cần kiểm tra thường xuyên và thường có tuổi thọ ngắn hơn.
Yêu cầu an toàn và thẩm mỹ: Trên thực tế, cả hai loại sân này đều có những đặc điểm giúp đảm bảo an toàn cho người chơi, chẳng hạn như tính ma sát, độ ổn định, khả năng thoát nước, độ đàn hồi,...