Skip to content
Cách chăm sóc cỏ nhân tạo khi nhà nuôi thú cưng
Tư vấn

Cách chăm sóc cỏ nhân tạo khi nhà nuôi thú cưng

Với các khu vực cỏ nhân tạo có vật nuôi sử dụng, bạn sẽ cần chú ý nhiều hơn khi thực hiện việc chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ, chẳng hạn như về các bước thực hiện, dụng cụ và chất tẩy rửa cần sử dụng,... để giữ cho thảm cỏ luôn sạch sẽ và đảm bảo tính thẩm mỹ.

Các việc cần thực hiện để chăm sóc cỏ nhân tạo khi nhà nuôi thú cưng

Cỏ nhân tạo là giải pháp phù hợp cho các gia đình nuôi thú cưng hoặc khu vực sân chơi cho thú cưng nhờ tính bền bỉ, dễ bảo dưỡng và vẻ ngoài luôn tươi mới. Tuy nhiên, để bãi cỏ nhân tạo cho sân chơi luôn trong tình trạng tốt nhất, đặc biệt là khi có thú cưng, bạn vẫn cần chăm sóc thảm cỏ định kỳ để đảm bảo độ bền và chất lượng thảm cỏ. 

Việc chăm sóc kịp thời và đúng cách không chỉ giúp duy trì vẻ đẹp của cỏ nhân tạo mà còn ngăn ngừa mùi hôi khó chịu do nước tiểu, chất thải, lông,... của thú cưng bám trên mặt cỏ. 

co_nhan_tao_va_thu_cung.jpg (410 KB)

1. Loại bỏ chất thải rắn

Chất thải rắn như phân thú cưng cần được xử lý kịp thời để giữ bề mặt cỏ sạch sẽ và tránh mùi khó chịu. Hãy đợi chất thải khô lại trước khi tiến hành xử lý để làm sạch mặt cỏ dễ dàng hơn mà không làm tổn hại đến các sợi cỏ. Tương tự như cỏ tự nhiên, cỏ nhân tạo yêu cầu loại bỏ chất thải cẩn thận để không ảnh hưởng đến kết cấu và tính thẩm mỹ của thảm cỏ.

2. Hút sạch lông thú cưng

Lông chó mèo thường hay rụng và có thể tích tụ trên bề mặt cỏ, làm cản trở khả năng thoát nước và gây ra mùi hôi. Bạn có thể sử dụng máy hút bụi để giải quyết tình huống này nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh hút cả chất độn của cỏ. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng máy thổi lá hoặc chổi lông cứng để làm sạch lông hiệu quả hơn.

3. Xả bằng vòi nước

Thường xuyên rửa sạch bề mặt cỏ nhân tạo sân vườn bằng vòi phun nước để rửa trôi nước tiểu và chất thải của vật nuôi bám trên sợi cỏ. Bước này không chỉ ngăn ngừa mùi hôi tích tụ mà còn giữ cho bãi cỏ luôn trông sạch sẽ và tươi mát. Bạn nên thực hiện việc này định kỳ, đặc biệt sau những lần thú cưng chơi đùa hoặc đi vệ sinh trên bãi cỏ, để đảm bảo không gian sạch sẽ và an toàn cho cả gia đình lẫn thú cưng.

4. Loại bỏ vết bẩn

Vết bẩn và chất gây ô nhiễm trên bãi cỏ cần được xử lý ngay khi xuất hiện để tránh làm hư hại và thu hút vi khuẩn hoặc nấm mốc. Những vết bẩn như kẹo cao su, thức ăn hoặc gia vị cần được làm sạch kỹ lưỡng bằng các dụng cụ mềm và chất tẩy rửa nhẹ, tránh làm hỏng sợi cỏ. Việc xử lý kịp thời không chỉ duy trì tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo vệ sinh an toàn cho cả gia đình và thú cưng.

5. Loại bỏ mùi hôi bằng chất khử mùi chuyên dụng

Thú cưng thường có thói quen sử dụng bãi cỏ nhân tạo sân vườn làm nơi vệ sinh, từ đó dẫn đến mùi hôi tích tụ, đặc biệt là từ nước tiểu. Khi đó bạn nên sử dụng các loại chất khử mùi chuyên dụng cho cỏ nhân tạo để trung hòa và loại bỏ mùi khó chịu. Bạn cần chú ý chọn các sản phẩm thân thiện với thú cưng và an toàn cho môi trường để đảm bảo không gian sống sạch sẽ và dễ chịu.

6. Bổ sung chất độn định kỳ

Chất độn là thành phần quan trọng trên các khu vực cỏ nhân tạo diễn ra các hoạt động mạnh như cỏ nhân tạo sân vườn, cỏ nhân tạo sân bóng đá hoặc trong công viên. không chỉ giúp cố định sợi cỏ nhân tạo sân vườn đứng thẳng mà còn cải thiện khả năng thoát nước và kéo dài tuổi thọ của bãi cỏ. Theo thời gian, vật liệu này có thể bị hao mòn và cần được bổ sung định kỳ. Đặc biệt, các loại chất độn có khả năng kháng khuẩn là lựa chọn lý tưởng cho gia đình có thú cưng, giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giữ bề mặt cỏ sạch sẽ và an toàn hơn.

thu-cung-1.jpg (265 KB)

Lên kế hoạch định kỳ chăm sóc cỏ nhân tạo khu vực có vật nuôi

Bảo dưỡng cỏ nhân tạo hàng tuần

  • Dọn phân: Nhiều người thường ngại và né tránh công việc này nhưng đây là chìa khóa để đảm bảo sân cỏ nhân tạo luôn sạch sẽ và hợp vệ sinh. Bạn cần nhanh chóng loại bỏ chất thải rắn bằng túi đựng chất thải hoặc dụng cụ xúc riêng để ngăn ngừa vi khuẩn tích tụ và gây mùi hôi.
  • Rửa sạch vết nước tiểu: Rửa sạch những khu vực mà thú cưng thường xuyên đi tiểu (chúng thường thích cùng một khu vực) bằng nước để làm loãng và rửa trôi mùi hôi.
  • Làm sạch các loại rác và chất bẩn khác: Bạn cần định kỳ loại bỏ lá, cành cây và các loại rác khác khỏi bề mặt cỏ, vừa để đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa để ngăn ngừa các vấn đề về thoát nước.

Bảo dưỡng cỏ nhân tạo hàng tháng

  • Chải mặt cỏ: Sử dụng bàn chải cứng được thiết kế riêng để chải cỏ nhân tạo để làm tơi xốp các sợi cỏ và san lại lớp chất độn sao cho đều nhau. Bước này giúp khôi phục lại vẻ ngoài tự nhiên và khả năng phục hồi của cỏ.
  • Sử dụng chất trung hòa mùi: Sử dụng chất trung hòa mùi an toàn cho vật nuôi vào các khu vực cần thiết để loại bỏ mùi hôi và ngăn vật nuôi đánh dấu lại những chỗ đó.
  • Kiểm tra hư hỏng: Kiểm tra xem có dấu hiệu hư hỏng như rách, đường nối bị lỏng,.. không. Sửa chữa kịp thời có thể ngăn phần hư hỏng trở nên nghiêm trọng hơn, giúp kéo dài tuổi thọ của cỏ.

Bảo dưỡng cỏ nhân tạo hàng năm

  • Vệ sinh sâu: Sử dụng chất tẩy rửa an toàn cho cỏ hoặc dung dịch tẩy rửa nhẹ để vệ sinh sâu. Thao tác này sẽ loại bỏ bụi bẩn, chất gây dị ứng và vi khuẩn bám sâu vào thảm cỏ mà việc vệ sinh thông thường có thể bỏ sót.
  • Kiểm tra lượng chất độn: Kiểm tra và bổ sung chất độn khi cần để duy trì độ đệm và giữ các sợi cỏ đứng thẳng, giúp tăng độ bền và hiệu suất của cỏ.
  • Đánh giá hệ thống thoát nước: Kiểm tra và làm sạch hệ thống thoát nước để đảm bảo đường nước chảy bình thường và ngăn nước đọng sau mưa hoặc tưới cỏ.
  • Hỗ trợ từ đơn vị bảo dưỡng cỏ nhân tạo chuyên nghiệp: Nếu bạn không có thời gian, khả năng hoặc kinh nghiệm để tự thực hiện các công việc bảo dưỡng và chăm sóc cỏ nhân tạo, bạn có thể thuê đơn vị chuyên thi công và bảo dưỡng cỏ nhân tạo để thực hiện việc này. Biện pháp này vừa đảm bảo thời gian thực hiện nhanh, tránh gián đoạn sử dụng đối với khu vực thương mại, vừa đảm bảo hiệu quả bảo dưỡng cao, thậm chí là cao hơn nhiều so với bạn tự thực hiện việc chăm sóc.
5/5 (1 bầu chọn)  

Thi công trọn gói

Giảm 5% tổng hợp đồng
 

Bảo hành 3 năm

Đổi trả trong 7 ngày
 

100% chính hãng

& cam kết đúng xuất xứ